Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đem lại giá trị cho trái bần

Bà Tư Cúc tự mày mò, tìm cách chế tạo những loại máy để chế biến bột bần như máy đánh trái, máy tách hạt, máy khuấy, máy xay đường… rồi thuê thợ về làm theo ý mình.

Bần một loại trái đặc trưng của miệt sông nước miền Tây, cho cũng chẳng ai lấy. Tuy nhiên, qua bàn tay của bà Tư Cúc ở ấp Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, trái bần đã được chế biến thành những món ăn có giá trị kinh tế, được đăng ký thương hiệu độc quyền trên cả nước.

Cơ sở sản xuất mứt bần, bột bần để nấu lẩu Thủy Tiên của bà Tư Cúc nằm lọt thỏm giữa cù lao Long Trị, bốn bề là dừa nước và những hàng bần xanh mượt. Bà Tư Cúc tên thật là Võ Thị Cúc, trước đây sống bằng nghề giăng lưới dọc ven sông Cổ Chiên để nuôi bảy người con ăn học.

Bà cho biết: “Khi đã lo cho các con ăn học đâu đó đàng hoàng, hai vợ chồng quyết định mở một quán ăn nhỏ ở cù lao Long Trị để an phận tuổi già”. Việc bà dùng trái bần để chế biến thành món ăn là một việc làm hết sức tình cờ.

Bà Tư nhớ lại: khoảng 7-8 năm về trước có một đoàn khách du lịch ghé vào quán gọi món lẩu cá bông lau. Một vị khách thấy nơi đây có nhiều bần nên yêu cầu bà dùng trái bần để nấu thay vì nấu bằng me. Chiều khách, bà “làm liều” nấu lẩu cá bông lau bằng trái bần, không ngờ sau khi thưởng thức ai nấy đều tấm tắc khen ngon. Từ đó, bà chuyển sang dùng trái bần để nấu các món lẩu.

Nhu cầu của thực khách ngày càng nhiều, nhưng ngặt nỗi cây bần lại cho trái theo mùa, trái bần chín không thể nào bảo quản lâu được. Bà Tư luôn trằn trọc, suy nghĩ đến việc làm cách nào để bảo quản được trái bần. Cuối cùng bà tìm ra cách xay nhuyễn trái bần thành bột để bảo quản, dự trữ.

Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, mọi chuyện lại không như những gì bà nghĩ. Bà cho biết: “Lúc đầu, tôi để nguyên trái nấu cho mềm rồi chà nhuyễn nhưng sản phẩm lại có màu đen. Thấy vậy, tôi để nguyên trái sống rồi chà lấy hột nhưng lần này bột bị cát nên không sử dụng được (do vỏ trái bần có màng cát)”.

Sau nhiều lần thất bại, rút ra nhiều kinh nghiệm, cuối cùng bà Tư cũng làm ra được bột bần. “Để làm bột bần phải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là phải rửa sạch, gọt vỏ rồi đưa vô máy đánh trái cho nhừ. Công đoạn tiếp theo là cân nước, cứ 1 ki lô gam bần cộng với 300 gam nước, đưa qua máy chà bột và tách hạt. Sau đó cho vào chảo, thêm gia vị, khuấy đều trong vòng ba tiếng đồng hồ, để nguội rồi vô keo”, bà kể.

Bà Tư cho biết lúc đầu chỉ nghĩ làm bột bần để dùng bán quán vào những thời điểm bần không có trái chứ không dám nghĩ làm ra sản phẩm để bán đại trà. Nhiều thực khách đến quán ăn món lẩu nấu từ bột trái bần cảm thấy lạ lẫm, ngon miệng nên thường xuyên hỏi mua đem về biếu người thân làm quà.

Nhận thấy nhu cầu của khách ngày càng nhiều, nếu làm thủ công thì mất rất nhiều thời gian mà cũng không đủ đáp ứng nhu cầu, bà tự mày mò, tìm cách chế tạo những loại máy để chế biến bột bần như máy đánh trái, máy tách hạt, máy khuấy, máy xay đường… rồi thuê thợ về làm theo ý mình. Bà còn nhờ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh tập huấn kỹ thuật, tư vấn cho cơ sở về quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền… Trung tâm còn hỗ trợ cơ sở tổ chức hội thảo, trình diễn kỹ thuật sản xuất và tiếp cận thị trường. Tháng 8-2009, sản phẩm mứt bần và bột lẩu bần của bà Tư Cúc đã được công nhận bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.

Theo kinh nghiệm của bà Tư Cúc, chỉ có sử dụng trái bần chín cây mới làm ra sản phẩm bột bần ngon, có mùi thơm dịu. Để có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất, mỗi ngày cơ sở sản xuất của bà mua từ 100-200 ki lô gam bần chín từ khắp nơi đem đến với giá 4.000 đồng/ki lô gam. Hiện nay, ngoài hai sản phẩm chủ lực là mứt bần, bột bần, bà Tư Cúc còn đang nghiên cứu sản phẩm nước mắm chấm được chiết xuất từ bột bần.

Với giá bán 15.000 đồng/hộp, sản phẩm mứt bần (350 gam/hộp), bột bần (300 gam/hộp) của bà Tư Cúc đang được bày bán ở một số siêu thị.

(Theo Đức Khánh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Liên tục cải tiến để chống hàng giả
  • Doanh nhân Nguyễn Hữu Sơn và giấc mơ “xe đạp”
  • Người nông dân nhận hai giải thưởng sáng tạo kỹ thuật
  • Người say mê với hạt đậu nành
  • Bầu Hiển: Mua trực thăng và uống bia hơi
  • Chuyện ông chủ ao ba ba
  • Mở tiệm dạy làm bánh Tây
  • Các đại gia đua nhau sắm máy bay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao