Dù phải đi... bằng tay song chị Hương luôn lê đến bên học trò để chỉ dạy. (Ảnh: Trung Hiền)
Lúc mới 8 tháng tuổi, Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1970) đã phải gánh chịu một nỗi đau tưởng chừng không vượt qua nổi khi cơn sốt ác tính đã vĩnh viễn cướp đi cái quyền được đi trên đôi chân nhỏ nhắn.
Vượt qua nỗi đau khuyết tật, Hương buộc sách vào người, lấy tay xỏ dép để lê đến trường. Con đường học hành khó khăn, chị đã chọn cho mình nghề khảm trai để mưu sinh cuộc sống.
Giờ đây, không chỉ tự lo kinh tế cho mình, xây dựng nhà cửa khang trang, chị Hương còn giúp nhiều thanh niên có nghề, lập nghiệp.
Đứng dậy bằng tay
Trong khu xưởng rộng khoảng 100m2 nằm ở tầng một của ngôi nhà khang trang tại thôn Vạn Điểm, xã Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Nội), chị Hương dùng đôi tay của mình đến từng chỗ làm việc của học trò chỉ dạy từng chi tiết nhỏ.
Biết khách đến không có ý định xin học nghề, cũng chẳng đặt hàng khảm trai, chị Hương khéo léo từ chối kể về cuộc đời mình. Bởi với chị, nó chẳng đáng gì so với nhiều người khuyết tật trên dải đất hình chữ S.
Phải đến khi ấm trà được pha, rót ra nhiều lần và khi khách nói đã biết thông tin về chị qua lời ông Nguyễn Tiến Hoạt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vạn Điểm, chị Hương mới nhỏ nhẹ giãi bày, mong chia sẻ chút nghị lực với những người cùng cảnh ngộ.
Nhà có bảy anh chị em, là con thứ sáu nhưng chị Hương không may mắn như anh, chị em của mình. Tám tháng tuổi, một cơn sốt ác tính đã vĩnh viễn cướp đi quyền được đứng dậy bằng đôi chân của Hương.
Ở cái vùng quê nghèo khó khi ấy, người lớn quần quật đi làm kiếm miếng cơm manh áo, người bị liệt như Hương chỉ còn cách tựa cửa, nhìn bạn bè đi lớp mà thèm. Lên bốn tuổi, cô bé tập đi bằng chính đôi tay của mình. Đến tuổi đi học, hôm có người thân đưa đi đã đành, có hôm nhà neo người mà lại không muốn nghỉ học, Hương buộc sách vào lưng, đeo dép vào tay lê theo chúng bạn. Như chú rùa cần mẫn bò từng bước, Hương cũng đến được trường khi quần áo đã lấm lem bùn đất.
“Đường phẳng thì lê được, chứ đến lúc đường dốc hoặc mưa trơn thì khó vô cùng,” chị Hương nhớ lại.
Biết mình khó khăn trong con đường học tập, Hương ý thức việc mình phải “dắt lưng” một cái nghề để tự lo cuộc sống và cũng để bố mẹ đỡ lo lắng lúc về già. May mắn cho chị, khi Hương lớn lên, nghề gỗ, chạm khảm ở xã Vạn Điểm bắt đầu phát triển mạnh. Chị đã quyết định học nghề khảm trai với lý do đơn giản: “Nghề này không phải di chuyển quá nhiều.”
Kể từ lúc được người thân xin cho học nghề tại một cơ sở ở làng, cái tay vốn làm nhiệm vụ thay chân, giờ được Hương sử dụng nhiều hơn vào việc cầm dùi, đục. Nhiều khi, cánh thợ trong xưởng đã nghỉ hết mà một mình chị vẫn cứ lạch cạch đục đẽo, chạm khảm.
Rồi thành công cũng đến với chị, những hoa văn đầu tiên đã thành thành phẩm và dần dà đạt đến mức tinh xảo. Nhưng, khi cầm đồng lương đầu tiên cũng là lúc Hương có suy nghĩ phải làm gì đó cho riêng mình. Tiền lương có được, chị dành dụm, tích lại một chỗ để chờ ngày... khởi nghiệp.
Cô giáo đặc biệt
Năm 1994, Hương năn nỉ gia đình xin cho mở xưởng chạm khảm tại nhà. Lúc đầu, bố mẹ chị một mực ngăn cản bởi chỉ mong con mình có được cái nghề, lo toan cuộc sống chứ họ chẳng hy vọng một ngày con trở thành bà chủ. Thế nhưng, trước sự quyết tâm của cô con gái và để cho con bớt phải đi lại vất vả, họ đã gật đầu đồng ý.
Ngày đầu mở xưởng, khó khăn chồng chất. Chị Hương phải dồn hết tiền lương của mình đã tiết kiệm, rồi vay anh trai 20kg đường bán đi để lấy tiền mua đồ nghề. Lúc ấy, chị nhận làm thuê cho các ông chủ xưởng gỗ trong xã Vạn Điểm.
Tiếng lành về tay nghề của chị đồn xa, công việc bắt đầu nhiều lên cũng là lúc chị Hương tính thuê thêm người làm. Tiền trả công không có, chị Hương nghĩ ra cách tập hợp những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn đến dạy nghề, nuôi ăn, ở và trả tiền công khi làm ra thành phẩm.
Phương pháp này của chị Hương khá hiệu quả. Chỉ hai năm sau, hàng chục người đã đến xưởng của chị xin học nghề. Ngôi nhà của bố mẹ chị khi ấy trở nên chật chội, chị quyết định vay tiền, mua đất làm nhà để mở rộng khu sản xuất trước sự ngạc nhiên của người dân trong vùng. Thật khó có thể tin chuyện một cô gái chỉ lết bằng tay, lại hai bàn tay trắng, mà lại có thể dựng nên một cơ ngơi như thế.
Càng ngày, cái xưởng của chị Hương càng trở nên chật hẹp khi nhiều người kéo đến xin học. Có người xa tận tỉnh Hà Nam, Thái Bình, người gần thì trong làng, trong huyện. Người ở xa, chị tạo điều kiện chỗ ăn, nghỉ và tận tình chỉ bảo cho thành nghề. Học xong, người thợ ấy có thể ở lại làm hoặc khăn gói về quê mà không cần trả học phí.
Chị Hương bảo, mình khuyết tật nên luôn chú ý đến người đồng cảnh ngộ. Trong đám học trò hàng trăm người của chị, có Tâm ở Hà Nam có trí tuệ chậm phát triển và chiều cao chưa đầy 1m. Cảm thông hoàn cảnh của Tâm, chị Hương luôn chỉ bảo tận tình và yêu cầu các học viên khác giúp bạn cùng tiến. Nhờ vậy, “sau hai năm theo học, Tâm đã có thể trở về Hà Nam kiếm sống,” chị Hương kể.
Giờ đây, trong xưởng của chị Hương lúc nào cũng có khoảng 20-30 học viên và thợ. Chị vẫn vậy, một mình với đôi tay lê khắp xưởng quán xuyến, chỉ bảo học trò không quản thời gian và công sức.
Phó Chủ tịch xã Nguyễn Tiến Hoạt cho hay, để tạo điều kiện cho chị mở rộng sản xuất và dạy nghề tốt hơn, xã Vạn Điểm đã cho chị thuê 100m2 ở khu công nghiệp làng nghề với giá chỉ bằng 50%. Ông cũng không giấu vẻ tự hào bởi người con khuyết tật của quê mình có khá nhiều thành tích đáng nể.
Đó là việc, năm 2005, chị Hương được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc vượt lên số phận để làm giàu, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động. Năm 2007, chị được Hội bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam tặng bằng khen có nhiều cống hiến cho người tàn tật…
Chia tay khách, chị bảo, giúp người cũng là giúp mình. Trời cho khỏe ngày nào thì chị còn tiếp tục đứng dậy vững vàng để sống cho ra sống. Và chị mong, những người khuyết tật khác cũng sẽ làm như thế./.
Công ty Thụy Tường đã từng nổi tiếng, mấy năm nay tự dưng tụt dốc, làm ăn thua lỗ, lòng người rã rời, ly tán. Liên tiếp thay ba giám đốc, thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ, không thể chặn được xu thế thất bại trên thương trường!
Thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng năm nay, ông chủ Tôn Hoa Sen đã rớt xuống Top 20 khi tài khoản “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng.
Sẽ ít người tin một miếng rèm cửa cũ và một cái áo sơ-mi đã qua sử dụng nhiều lần lại giúp một cô sinh viên chuyên ngành thời trang của Học viện nghệ thuật San Francisco giành giải cao nhất trong một cuộc thi thiết kế thời trang tại Mỹ. Bộ váy làm từ rèm cửa và sơ-mi sau đó đã được trưng bày ở Viện Bảo tàng DeYoung ở San Francisco. Đó là nhà thiết kế trẻ Trần Phương My.
“Vào lúc nhiều người dường như muốn buông tay thì chúng tôi lặng lẽ đầu tư, chuẩn bị nhiều mặt để gia tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới”.
Dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất hàng hóa để làm giàu chính đáng và có điều kiện giúp đỡ những người khó khăn hơn mình thoát nghèo là tâm sự của những nông dân sản xuất giỏi mà chúng tôi đã gặp trong Đại hội Thi đua yêu nước của Hội Nông dân Việt Nam.
Ông Dương Văn Thuận, nông dân xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang sau gần hai năm mày mò nghiên cứu đã chế tạo thành công bộ phụ kiện phun thuốc bảo vệ thực vật đa năng ký hiệu TY:03.
Mạng di động S-Fone vừa cho biết, từ ngày 1/9/2010, ông Phạm Tiến Thịnh, Việt kiều Đức, chính thức đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành Trung tâm Điện thoại di động CDMA (S-Telecom), thay cho ông Hồ Hồng Sơn trước đây.
Bắt đầu từ con số không: không vốn, không bằng cấp, không kinh nghiệm… nhưng vì “mang nợ” Nhà nước nên cả đời anh Quảng Diệu Hưng, chủ DNTN Thương mại và sản xuất cầu dao điện Tiến Thành, quyết phấn đấu làm giàu. Vượt bao thăng trầm trong sự nghiệp, anh đã chọn niềm vui qua số thuế nộp cho Nhà nước, bởi anh nghĩ, nộp thuế càng nhiều, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao! Và anh đã đạt tâm nguyện khi nhiều năm liền được ngành thuế tuyên dương “Người nộp thuế tốt”…
Bấy lâu nay, anh Nguyễn Hữu Sơn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất, ấp ủ giấc mơ, đến ngày xe đạp Việt có “chiến lược phát triển cấp quốc gia”. Bảo anh có phần viển vông hay hoài cổ cũng không ngoa, nhưng anh cười hiền, có đi ắt sẽ đến!
Anh Văn Ðức Quynh (sinh năm 1963 tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng) đã nhận hai Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật (STKT) tỉnh Quảng Trị. Năm 2007, (sản phẩm dự thi: máy tách hạt ngô) và năm 2009, (sản phẩm dự thi: máy cắt đa năng).
Hôm rồi, tôi được xem chuyên mục câu chuyện sức khỏe hàng tuần của VTV2, có chương trình về tác dụng bổ dưỡng nhiều mặt của đỗ tương (còn gọi là đậu nành).
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Công ty Thụy Tường đã từng nổi tiếng, mấy năm nay tự dưng tụt dốc, làm ăn thua lỗ, lòng người rã rời, ly tán. Liên tiếp thay ba giám đốc, thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ, không thể chặn được xu thế thất bại trên thương trường!
Thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng năm nay, ông chủ Tôn Hoa Sen đã rớt xuống Top 20 khi tài khoản “bốc hơi” gần 1.000 tỷ đồng.
Sẽ ít người tin một miếng rèm cửa cũ và một cái áo sơ-mi đã qua sử dụng nhiều lần lại giúp một cô sinh viên chuyên ngành thời trang của Học viện nghệ thuật San Francisco giành giải cao nhất trong một cuộc thi thiết kế thời trang tại Mỹ. Bộ váy làm từ rèm cửa và sơ-mi sau đó đã được trưng bày ở Viện Bảo tàng DeYoung ở San Francisco. Đó là nhà thiết kế trẻ Trần Phương My.
“Vào lúc nhiều người dường như muốn buông tay thì chúng tôi lặng lẽ đầu tư, chuẩn bị nhiều mặt để gia tăng sức cạnh tranh trong thời gian tới”.
“Có lẽ thế hệ sau sẽ không biết nhiều về Mai Kiều Liên nhưng họ sẽ biết về Vinamilk. Bởi Vinamilk sẽ luôn phát triển cùng VN, vì người VN và góp phần làm rạng danh VN” - đó là những chia sẻ của người phụ nữ hai lần được tờ tạp chí uy tín hàng đầu thế giới...
Vingroup, Eximbank, Vinamilk, Nam Long...quả là những đại gia có thể kiếm tiền trong mọi lúc mà không gặp nhiều khó khăn. Dường như họ đã “thửa” cho mình một cỗ máy kiếm tiền hoạt động hữu hiệu trong mọi tình huống.
Các nhà tư vấn chuyên nghiệp vẫn được ví như "túi khôn" của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Minh Triết, CEO Công ty Tư vấn chiến lược Strategy Asia, chia sẻ với Doanh Nhân xung quanh việc khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng "túi khôn" này.
Sở hữu 21 khách sạn Mường Thanh từ 2 – 5 sao trên cả nước, nhưng đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản vẫn chỉ tâm niệm “Khách sạn là nghề tay trái để tạo công ăn việc làm cho xã hội, còn nghĩ đến lời lãi ngay thì không ai đi đầu tư khách sạn”.
Thành danh với những chiến lược marketing đột phá trong thị trường nước giải khát của Pepsico, nhưng cuộc đời ông lại mang nhiều duyên nợ với thị trường sữa. Mỗi cuộc dời đổi của ông và đội ngũ đều để lại những thành quả đáng kể và cả điều tiếng.