Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Thầy làm bánh" hốt bạc nhờ... kinh doanh niềm vui

Kao Siêu Lực được biết đến như một bậc thầy làm bánh. Quan niệm của ông về nghề này là "kinh doanh niềm vui" nên phải luôn đổi mới, sáng tạo và hết mình…

Ông là một người tâm đắc với nghề, bình dị và chân thành. Từ giữa thập niên 90 thế kỷ trước, ông Kao Siêu Lực từng là chủ Công ty Đức Phát. Khi Công ty đang ăn nên làm ra thì cuộc chia tay của ông với người vợ vào năm 2007 đã tạo ra một bước ngoặt mới với ông. Để lại thương hiệu Đức Phát cho người vợ cũ, thương hiệu "ABC bakery" chính là nỗ lực tái khởi nghiệp của Kao Siêu Lực… Dù vậy, ông không hề muốn nhắc lại chuyện cũ. Nhìn về phía trước và bước đến tương lai hơn là nhắc lại quá khứ là phương châm sống của người đàn ông này.

Không ngừng đổi mới

- Ông đánh giá thị trường bánh tươi ra sao, khi mà nhiều hãng bánh tươi từ nước ngoài (như Tous les jours; Break Talk…) đã vào khai thác cơ hội tại Việt Nam?

Kể cả với sự có mặt của các hãng nước ngoài thì với dân số hơn 80 triệu người, thị trường bánh tươi ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội. Những năm gần đây, thói quen ăn uống của người Việt Nam đã thay đổi. Bánh tươi không phải là món ăn chính, nhưng đã trở thành "gu" ẩm thực mới, đặc biệt là với người tiêu dùng thành thị và giới trẻ. Singapore chỉ có hơn 3 triệu dân mà có khoảng 600 tiệm bánh tươi, như thế tiềm năng để phát triển bánh tươi ở Việt Nam vẫn còn vô cùng lớn.

- Và đó là lý do ông lập phòng nghiên cứu phát triển của ABC?

Kinh doanh phải có đam mê! Là doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Tôi tâm niệm, phải mang đến những điều khách hàng thực sự cần. Kinh doanh bánh tươi là đem đến sự vui vẻ. Lễ tết, sinh nhật, tiệc tùng… đều phải có bánh. Phòng nghiên cứu giúp tôi có nhiều thay đổi, sáng tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tôi cảm thấy vui vì đem đến niềm vui này cho nhiều người mỗi ngày.

- Ông dự định phát triển ABC theo mô hình nào?

Đến thời điểm này, ABC đã có 27 cửa hàng, kể cả 3 cửa hàng ở Campuchia. Từ khi ra đời đến nay, ABC luôn nhắm đến mục tiêu phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Khi các hãng bánh của nước ngoài tham gia thị trường thì cũng là lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải nhìn lại mình và phát triển hệ thống cửa hàng của mình khang trang hơn, hiện đại hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đang thay đổi. ABC tự hào là doanh nghiệp cung cấp bánh mì tròn cho rất nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn lớn như: KFC, Loteria, Jollibee… Mỗi tháng, ABC còn xuất khẩu vài container bánh tươi đông lạnh sang Úc, Nhật, Anh. Chúng tôi cũng đang phát triển thêm mô hình bánh tươi kết hợp cà phê. Những địa điểm có thể chọn xây dựng mô hình này là ở các khu vực trung tâm và có nhiều khách du lịch. Tôi muốn người nước ngoài khi đến các điểm ăn uống này đều biết được đó không phải là các tiệm ăn nhanh (fastfood) quốc tế mà hoàn toàn "made in Việt Nam": bánh ngon, cà phê ngon, không gian mát mẻ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dịch vụ tốt và thái độ phục vụ thân thiện.

Ưu tiên chất lượng

- Trong một thời gian ngắn, ABC đã xây dựng thành một hệ thống với nhiều cửa hàng. Theo ông điều gì là quan trọng nhất để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ như vậy?

Nhiều thứ có thể thay đổi, nhưng tôi vẫn tin rằng, uy tín là quan trọng nhất. Có uy tín đã khó, giữ được uy tín còn khó hơn. Bánh có chất lượng, có ngon mình mới có thể mở rộng phát triển nhiều cửa hàng. Dù có mở bao nhiêu cửa hàng bánh mới đi nữa tôi vẫn luôn luôn ưu tiên chất lượng. Giữ được chất lượng, người tiêu dùng sẽ không bao giờ bỏ mình.

- Được biết ông là người học từ trường đời, trở thành thợ bánh lành nghề, rồi nhận được rất nhiều giải thưởng làm bánh ở châu Á lẫn quốc tế… Đúc kết chặng đường đã qua, điều gì ông muốn chia sẻ với những người cũng đang làm kinh doanh như ông?

Làm kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực ăn uống, tôi tâm niệm có 4 điều có thể giúp mình vững vàng được, đó là: QSCT (Quality, Service, Clean, Time - Chất lượng, Dịch vụ, Sạch sẽ, Kịp thời). Muốn bánh có chất lượng phải thỏa mãn 3 điều: nguyên liệu tốt, kỹ thuật giỏi và thiết bị hiện đại.

- Công thức chung là như vậy, nhưng điều gì thôi thúc để ông luôn tìm kiếm sự khác biệt?

Việt Nam không chỉ có cà phê ngon, môi trường thân thiện, nhiều danh thắng mà còn cả… bánh ngon nữa.

Hồi nhỏ, đất nước có chiến tranh không có điều kiện học hành, ba đã gửi tôi cho một ông thầy thợ tiện để học nghề. Học với ông ba ngày, tôi bỏ và nói với ba tôi rằng, vì thầy đánh trò dữ quá. Ba tôi dẫn tôi đến gặp thầy, xin thầy cố gắng dạy tôi chứ đừng đánh tôi. Dĩ nhiên, khi đó ông cũng gửi sư phụ tôi ít "quà" để sư phụ nhiệt tình hướng dẫn. Tôi học thêm một thời gian ngắn, làm được những sản phẩm đầu tiên, sư phụ xem qua rồi bảo: "Về ăn cháo đi"! Ba tôi giải thích, ý sư phụ là con làm chậm quá, chỉ có thể về ăn cháo thôi! Tôi tự ái, cố gắng hơn, làm ngày càng nhanh hơn, nhiều hơn. Sau đó tôi đã học được nghề của thầy và còn được hưởng lương nữa. Tôi nhớ hoài điều này vì nó nhắc với tôi rằng, làm nghề gì cũng phải tận tâm, thành thạo. Sau này tôi học làm bánh cũng với tinh thần đó. Thế rồi tôi đam mê với nghề bánh. Rất có thể vì tôi vừa là thợ làm bánh vừa là thợ máy nên tôi biết kết hợp giữa nguyên liệu tốt, kỹ thuật hiện đại và đam mê sáng tạo, đổi mới không ngừng.

Cho và nhận

- Nghe đâu ông còn bán máy làm bánh cho các đồng nghiệp ở nước khác?

Đúng. Tôi mới bán cho những người bạn Đài Loan 5 dàn máy cuộn bánh do tôi tự chế tạo. Tôi dám nói máy của tôi cuốn bánh đẹp hơn. Có lần các ông chủ tập đoàn bánh ở nước ngoài đến tham quan nhà máy ABC, họ thích máy cuốn bánh và hỏi tôi mua ở đâu? Tôi nói mình tự làm. Họ ngạc nhiên lắm và đặt mua máy của tôi. Tôi đồng ý bán với giá vốn. Biết đâu mai mốt, tôi lại chuyển sang kinh doanh máy làm bánh. (Cười). Nhưng lúc đó, tôi phải tính giá bán lại đàng hoàng, phải có lời nữa.

- Gần đây, một công ty ở Hà Lan đã xây dựng học viện làm bánh quốc tế Dobla ở Bà Rịa Vũng Tàu. Ông nghĩ sao về điều này?

Tôi từng là thợ làm bánh và từng mang nhiều huy chương làm bánh quốc tế về cho Việt Nam. Tôi coi đó không còn là vinh dự của cá nhân mà là vinh dự của đất nước. Tôi biết ở nước mình các trường dạy nghề làm bánh chưa có nhiều và chưa thật sự làm cho người ta cảm thấy yên tâm và say mê với nghề làm bánh. Nhưng ở các nước khác nghề làm bánh có bề dày lịch sử và họ rất trân trọng những bậc thầy làm bánh. Có thêm trường dạy làm bánh quốc tế là một điều tốt để những người thợ Việt Nam có thể trau dồi và hãnh diện với nghề của mình.

- Nghề làm bánh thường giữ bí quyết rất ngặt nghèo. Là Chủ tịch Hiệp hội ngành Bánh - Kẹo người Hoa quốc tế (IFCBCA), ông nghĩ thế nào về điều đó?

Nhiều người sợ rằng, chia sẻ kinh nghiệm làm bánh sẽ làm mất bí quyết, nhưng suy nghĩ như thế là không đúng và không thể tiến xa. Thế giới ngày nay thay đổi rất nhiều và những tiến bộ kỹ thuật đều được cập nhật rất nhanh. Mỗi doanh nghiệp đều có cái hay riêng, mình có thể học hỏi được. Khi gia nhập vào hiệp hội làm bánh, các thành viên sẽ trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin. Như vậy mình cho đi nhưng cũng sẽ nhận lại được nhiều hơn. Mình học được bao nhiêu mới là quan trọng. Người ta học mình, mình cũng phải học hỏi họ mới tiến bộ được. Tôi nghĩ đó là cách nhanh nhất để cùng nhau phát triển.

- Nhiều người nói một thành công lớn nữa của ông là hướng được con cái nối nghiệp mình – dây là điều khiến không ít chủ doanh nghiệp khác rất đau đầu?

Chỉ cần tìm kiếm cụm từ "máy đọc sách" trên mạng, bạn có thể mua máy từ rất nhiều nguồn

Tôi không bao giờ ép con tôi phải làm gì. Áp đặt là biện pháp rất dở. Suy nghĩ của tôi là cứ để con cái lựa chọn cái gì nó yêu thích thì nó mới hào hứng làm. Điều tôi có thể chuẩn bị cho con tôi chỉ là tạo điều kiện tốt nhất để học hành tốt. Tôi nói với các con, ba làm bánh và đã gây dựng nên cơ nghiệp như hôm nay, nếu các con thích thì theo nghề của ba, ba sẽ chỉ dạy. May mắn là các con tôi đều hứng thú với nghề của gia đình. Hiện nay cô con gái lớn học chuyên ngành công nghiệp thực phẩm ở Singapore về đã có thể phụ giúp tôi rất nhiều trong chuyện kinh doanh.

- Ông có bao giờ nghĩ đến việc ABC sẽ là công ty đại chúng?

Tôi biết có những doanh nghiệp cũng từ nhỏ phát triển lên, rồi trở thành các công ty lớn, bán cổ phiếu ra thị trường, tài sản kếch xù… Mỗi công ty, mỗi người chủ doanh nghiệp có sự lựa chọn riêng của mình. ABC là đứa con tôi sinh ra. Tôi thương yêu nó, nuôi nó lớn khôn, xinh đẹp… và chưa bao giờ có ý định gả nó. Tôi muốn nó là niềm tự hào không chỉ của cá nhân tôi mà còn của các con tôi nữa.

- Cảm ơn ông!

(Theo Doanh nhân)

  • Chủ tịch Sacombank: “Tôi vẫn chọn làm doanh nhân”
  • Hai TGĐ 'cược' tiến độ đang chờ... tiền thưởng
  • 'Lão gàn' nhận bằng sáng chế Mỹ bên thùng bia
  • Bí kíp kinh doanh: Đã nói là làm
  • CEO trẻ nhất ngành ngân hàng: 34 tuổi, 14 năm kinh nghiệm
  • Tham vọng và triết lý của ông chủ DOJI TienPhong Bank
  • Bà chủ Tâm trà : Đặt chữ “Tâm” trên từng sản phẩm
  • Lương "siêu khủng" của CEO Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao