Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ phú… dược liệu

Sinh ra tại một làng nghề truyền thống đan mây tre xuất khẩu, nhưng Đặng Văn Tú không nối tiếp nghề truyền thống của quê hương mà tự mày mò đi tìm con đường lập nghiệp riêng cho mình: Nghề cung cấp dược liệu.


Vàng thử lửa…


Sinh năm 1980, ở thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì (Hà Nội), một làng quê có nghề truyền thống nghề đan mây tre xuất khẩu. Trong khi nhiều thanh niên trong làng theo đuổi nghề truyền thống của cha ông, riêng Tú đã nhận thấy tiềm năng rất lớn về nguồn dược liệu ở Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp trung cấp kế toán, Tú lại nộp đơn thi vào Học viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh và từ đây Tú đã có thêm điều kiện để tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của từng loại dược liệu.


Sau khi tốt nghiệp. Ban đầu Tú tìm các đại lý và cửa hàng bán dược liệu nhỏ lẻ để giao hàng và có kế hoạch thâm nhập từng bước vào các công ty dược lớn trong nước. Bởi theo Tú, đây là thị trường đầy tiềm năng.
 

Công nhân đang đóng bao củ Xuyên khung.

Vốn ban đầu không có, Tú gom góp toàn bộ tài sản trong gia đình, cộng với số tiền vay bạn bè, người thân và ngân hàng được trên 100 triệu đồng. Với số tiền đó, Tú “ném” hết vào lô hàng đầu tiên. Nhưng chỉ 1/3 số dược liệu được bán ra thị trường, số còn lại phải “đắp chiếu” trong nhà kho chờ nấm mốc. Lần đó Tú bị lỗ gần 60 triệu đồng.


Không nản chí, Tú tiếp tục đi tìm hiểu thị trường trong nước và anh nhận ra rằng thị trường dược liệu trong TPHCM còn rất khan hiếm, đây là cơ hội tốt để phát triển. Nghĩ là làm, Tú về bàn với gia đình thuê nhà trong TPHCM để mở cửa hàng bán dược liệu nhằm giới thiệu và cung cấp nguồn dược liệu cho các cửa hàng bán lẻ. Hiện tại, mẹ và cô ruột Tú đang ở trong TPHCM quản lý thay anh.


Đầu năm 2005, niềm vui thực sự đến với Tú khi các công ty dược BVPHARMA, VIMEDIMEX, VIANCO, TRAPHACO… chấp thuận cơ sở của Tú cung cấp dược liệu lâu dài cho công ty. Từ đó, Tú đã nhanh chóng lên các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu… để tìm dược liệu theo đơn đặt hàng của các công ty.


Tỷ phú dược liệu
 

Hiện nay, Tú được mệnh danh là tỷ phú dược liệu đất Tràng An, nơi cung cấp nguyên liệu cho nhiều công ty dược sản xuất.

Để bảo quản dược liệu được tốt, Tú đã xây dựng nhà kho và xây lò sấy bằng than để phục vụ việc sấy dược liệu vào mùa đông và khi trời mưa kéo dài. Không chỉ vậy, Tú còn tìm hiểu kinh nghiệm bảo quản dược liệu lá trong bao ni lông tối màu để dược liệu không bị mất màu.

Nhờ vậy mà Tú đã đáp ứng được mọi điều kiện “khắc nghiệt” của nhiều bạn hàng. Hiện tại, Tú đang tập trung nguyên liệu dược để cung cấp cho các đơn đặt hàng từ Trung Quốc, Công ty Dược TW2, TRAPHACO…


Thị trường cung cấp dược liệu tươi cho Tú hiện chủ yếu là các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, về lâu dài nguồn nguyên liệu dược này sẽ cạn kiệt. Bởi 100% các nguồn nguyên liệu dược đều được khai thác trong tự nhiên. Tú trăn trở: “Mình muốn thuê đất để trồng cây dược liệu nhưng không biết tìm ở đâu? Cho nên tới nay nguồn nguyên liệu dược đều phải thụ động, tìm kiếm bên ngoài. Thiết nghĩ Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan trong ngành dược cần nghiên cứu, nhân rộng mô hình trồng cây dược liệu trong nhân dân. Điểm này ta còn rất yếu so với Trung Quốc và Ấn Độ”.


Mỗi tháng, Tú phải chạy khắp mọi nơi, gọi điện cho bạn hàng từ nhiều tỉnh trong cả nước để gom cho đủ 10 đến 15 tấn dược liệu, cung cấp cho các công ty dược. Mỗi năm doanh thu của Tú đạt trên 12 tỷ đồng. Không chỉ vậy, cơ sở của Tú hằng ngày đã tạo việc làm trực tiếp cho gần 10 lao động với mức lương từ 1,2 đến 1,7 triệu đồng/tháng/người.


Tú tâm sự: “Tiềm năng trồng cây dược liệu của nước ta còn lớn lắm, sao ta không tập trung nhân rộng mô hình. Cây dược liệu gắn liền với cuộc sống hằng ngày, nếu biết cách sử dụng có thể biến nó thành cây thuốc chữa bệnh chung quanh ta. Đặc biệt các bệnh thông thường về đường ruột, hô hấp, cảm cúm…”.


Ở Việt Nam có trên 3.800 loài cây làm thuốc trong tổng số hơn 10.600 loài thực vật, Việt Nam được xem là một nước có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng. Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 700.000 tấn dược liệu được đưa vào sản xuất 6.266 mặt hàng, mang lại doanh thu khoảng trên 20 tỷ USD; việc buôn bán dược liệu cũng là một nguồn thu lớn của Ấn Độ khi mỗi năm, mặt hàng này đem về cho quốc gia trên 70 tỷ rupi, cung cấp 12% nhu cầu thế giới.

(Theo SGGP)

  • Tỷ phú vùng sơn cước
  • Đại gia Việt trên đất Triệu Voi
  • Chuyện về Tổng giám đốc IDG Venture Việt Nam
  • Ông tỷ phú luôn nảy sinh ý tưởng làm ăn mới
  • Chuyện ít biết về người phụ nữ giàu nhất Việt Nam
  • Ông Đoàn Nguyên Đức vẫn giàu nhất TTCK
  • Tự hào nữ doanh nhân Việt Nam
  • Từ cuốc xích lô đến... nhà máy ôtô cho VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao