Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sứ Hải Dương trên đường tìm lại chính mình

Từ chỗ thua lỗ liên miên, giờ đây Công ty CP Sứ Hải Dương đã bắt đầu làm ăn có lãi, đời sống người lao động được bảo đảm.

Xưởng trang trí của công ty CP Sứ Hải Dương
Năm 1959, Nhà máy Sứ Hải Dương được xây dựng. Đến tháng 9-1960, những sản phẩm sứ đầu tiên ra lò. Suốt những năm chiến tranh, thời kỳ bao cấp và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sứ Hải Dương là một “thương hiệu” lớn và là cánh chim đầu đàn của ngành sứ Việt Nam. Đến năm 1993, Nhà máy Sứ Hải Dương chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty nhà nước. Đến tháng 1-2005, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Mặc dù đã chuyển đổi mô hình hoạt động nhưng công ty vẫn sản xuất, kinh doanh theo “nếp cũ”. Sản xuất mà không cần quan tâm đến “khách hàng có ưa chuộng các dòng sản phẩm ấy hay không". Kinh doanh thì theo kiểu “mua đứt bán đoạn”, khi đã bán sảm phẩm cho đại lý là xong, mặc cho các đại lý muốn bán với giá bao nhiêu thì bán. Trong khi đó, hàng sứ Trung Quốc và nhiều doanh nghiệp tư nhân khác đã có những mẫu mã, chủng loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và được khách hàng ưa chuộng. Sứ Hải Dương từ địa vị của “ông lớn” trên thị trường dần mất thị trường. Hàng sản xuất ra không bán được, công ty sa vào thua lỗ. Từ năm 2004 đến năm 2007, Công ty lỗ 13% vốn điều lệ; riêng năm 2008 lỗ tiếp 62%. Số tiền nợ ngân hàng quá hạn gấp đôi vốn điều lệ, lên tới 44 tỷ đồng. Nợ các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước kéo dài từ năm 2006. Số lượng công nhân lúc cao nhất gần 2.000 người, năm 2008 chỉ còn 460 người. Suốt từ tháng 7 đến tháng 9-2008, công ty chỉ còn duy trì 20% năng lực sản xuất. Công nhân không kể tay nghề bậc cao hay thấp luân phiên nghỉ việc, hoặc thay nhau dọn vệ sinh và làm các công việc vặt khác trong công ty. Đời sống người lao động hết sức bấp bênh, công ty đứng bên bờ vực của sự phá sản.

Đang lúc khó khăn ấy, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã cùng UBND tỉnh bàn biện pháp tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tìm được doanh nghiệp dám đầu tư vốn, có năng lực quản lý và thực sự muốn tìm cơ hội đầu tư sản xuất, kinh doanh ở nơi đang thua lỗ là không hề đơn giản. Đến tháng 4-2009, Công ty TNHH Thương mại Carin (Hà Nội) mới quyết định đầu tư để tái cấu trúc lại Công ty CP Sứ Hải Dương. Cũng từ đây, cơ cấu cổ đông của Công ty CP Sứ Hải Dương có sự thay đổi, trong đó SCIC giảm tỷ lệ nắm giữ từ 51% xuống còn 36%, Công ty Carin nắm 29% và tham gia quản lý điều hành. Vốn điều lệ tăng từ 21,3 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng. Ngày 26-4-2009, Công ty CP Sứ Hải Dương tiến hành đại hội cổ đông và thông qua phương án tái cơ cấu.

Từ sau khi chuyển đổi, công ty đã hoàn toàn "lột xác". Công ty tăng cường kiểm soát quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, chọn những mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ, không sản xuất mặt hàng cấp thấp, tập trung thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, trang trí sản phẩm với tiêu chí "nhẹ, trắng, trong, mỏng, tròn"; nghiên cứu những bài phối liệu để có chất lượng cao, tập trung kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất; kiểm soát các nguyên liệu đầu vào được coi trọng để giảm giá thành; tìm nhà cung cấp có uy tín... Với những thay đổi căn bản trên, Công ty CP Sứ Hải Dương đã bù được lỗ và bắt đầu có lãi. Đến tháng 9-2009, công ty lãi hơn 1 tỷ đồng. Sản phẩm sứ Hải Dương đang chiếm lĩnh thị trường nội địa. Với sản lượng 1,2 triệu sản phẩm/tháng, công ty vẫn không đủ hàng giao. Doanh thu cả năm 2009, ước đạt trên 28 tỷ đồng.

Sản xuất phát triển, công ty quan tâm đến người lao động. Đã đầu tư 200 triệu đồng cải tạo hệ thống làm mát cho phân xưởng tạo hình; gần 800 triệu đồng cải tạo hệ thống thoát nước, quy hoạch khu vực sản xuất, nhà kho, bến bãi, chống dột... bảo đảm vệ sinh môi trường. Chế độ tiền lương được cải thiện, năm 2008 thu nhập bình quân của người lao động chỉ 400 - 600 nghìn đồng/người/tháng; nay đã đạt 2 triệu đồng/người/tháng. Việc làm ổn định, nhiều kỹ sư, người lao động đã chấm dứt hợp đồng, nay trở lại công ty làm việc...

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi về thăm Nhà máy Sứ Hải Dương: "Sứ Việt Nam phải dán hoa Việt Nam..." và tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thời gian tới Công ty CP Sứ Hải Dương tiếp tục đổi mới công nghệ, đầu tư hệ thống lò nung thân thiện với môi trường thay thế cho công nghệ cũ của Trung Quốc trước đây, nhằm nâng cao năng lực sản xuất; tuyển lao động mới, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nâng cao sức cạnh tranh để sản phẩm sứ Hải Dương xứng đáng là thương hiệu có uy tín và đứng vững trên thị trường.
 

(Theo BaoHaiDuong)

  • Quảng cáo, Du học ( Cty Nam Phú có nhiều ưu đãi )
  • Công ty TNHH TM- DV - SX T.P.L ( CRYSTAL)
  • Nghề đại lý thuế: Vướng vì... thiếu hướng dẫn
  • Eurowindow : Khẳng định thương hiệu hàng đầu
  • FutaCorp: “Chất lượng là danh dự”
  • Bước đi của DHG Pharma
  • Công ty CP vận tải và dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng- Khẳng định thương hiệu PTS
  • Sannamfood đưa rau rừng về phố
  • Cty Kim Thành Lưu (Quảng Ngãi): Bí quyết vượt khủng hoảng
  • Công ty TNHH Tân Hoàng: 80% số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ
  • Công ty TNHH Nam Dũng: Doanh thu từ thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đạt gần 90 tỷ đồng
  • Công ty Cổ phần thép Nam Kim: Chăm lo tốt đời sống người lao động
  • Phytopharma góp phần bình ổn thị trường thuốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao