Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bán hết cổ phiếu: Nhiều ông chủ từ bỏ DN?

Khi các “ông chủ” thực sự của doanh nghiệp bắt đầu chuyển nhượng phần lớn tài sản là CP của họ, nghi vấn về khả năng “từ bỏ” doanh nghiệp hay bị thâu tóm là không loại trừ.

Từ giảm chi phí thuế thu nhập?

Từ cuối năm 2009, các thành viên của SSI đã mở đầu "phong trào" ông lớn chuyển nhượng cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp. Tháng 12/2009, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (MCK: SSI) đã làm dư luận thổi lên tin đồn về khả năng ông rời SSI khi ông chuyển nhượng toàn bộ số CP SSI của mình. 

Tuy nhiên, tin đồn nhanh chóng bị dập tắt khi lý do của việc chuyển nhượng được nêu rõ "để tiện cho việc quản lý tài sản cá nhân". Đơn vị nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp do chính Nguyễn Duy Hưng sở hữu 100% vốn điều lệ.

Tháng 11/2011, giữa lúc kinh tế suy thoái, hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ, không loại trừ một ông lớn trong ngành nào, Ông Trần Kim Thành- Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị CTCP Kinh Đô (MCK: KDC) đã đăng ký chuyển toàn bộ 14.507.302 cổ phiếu KDC bao gồm: 9.717.981CP của Ông và 4.789.321CP của bà Vương Bửu Linh - vợ ông đang nắm giữ sang công ty TNHH một thành viên PPK. PPK cũng là công ty do ông Thành sở hữu 100% vốn điều lệ.

Ngay sau đó, KDC đã có trần tình về việc chuyển nhượng này. Lý do chính của việc chuyển toàn bộ cổ phần của ông Thành và vơ sang cho PPK quản lý được giải thích là: "PPK có một đội ngũ quản lý hiệu quả, tập trung và chuyên nghiệp hơn, ông có thời gian tập trung quản lý KDC tốt hơn." KDC cũng cho biết thêm, ông Thành cũng sẽ gom một số cổ phần khác mà ông đang nắm giữ về PPK để việc quản lý được chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Mới đây nhất là ông Trần Xảo Cơ - Chủ tịch HĐQT CTCP Hữu liên Á Châu (MCK: HLA) và vợ Bà Lưu Lang Phương đã đăng ký bán không qua gần 4,8 triệu CP HLA với mục đích góp vốn bằng CP. Giới thạo tin dễ dàng nhìn ra khả năng Công ty TNHH Đầu tư Xảo Cơ Lang Phương do vợ chồng ông Trần Xảo Cơ sở hữu 100% vốn điều lệ sẽ nhận chuyển nhượng số CP góp vốn này. Bởi trước đó công ty này đã công bố về việc đăng ký mua thỏa thuận CP HLA.  

Rõ ràng lợi ích dễ nhìn thấy nhất của việc các "ông chủ" thực sự của doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn CP sang công ty con quản lý là hưởng lợi từ thuế TNDN dù cho thuế suất thuế TNDN cao hơn thuế suất thuế TNCN các nhà đầu tư chứng khoán phải đóng.

Bởi, giả sử các cá nhân đầu tư chứng khoán lựa chọn phương pháp nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế suất 20%, thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán.

Hiểu một cách ngắn gọn thu nhập chịu thuế đối với cá nhân mua bán chuyển nhượng chứng khoán có thể xem là lãi hoạt động tài chính của một doanh nghiệp chưa phải là thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp được xác định bằng lợi nhuận gộp (nếu có) của hoạt động sản xuất kinh doanh cộng lãi hoạt động tài chính, trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng....

Ngoài ra, việc chuyển nhượng CP để cho các công ty con quản lý có thể giúp các ông chủ giảm thiểu rủi ro, tập trung tài sản để thuận lợi quản lý, nâng cao hiệu quả....

Đến bị giải chấp cổ phiếu

Bán ra CP của các "ông chủ"còn có một sự thật khác - bị giải chấp như  trường hợp bị giải chấp của các thành viên HQC.

Trong kỳ họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 của CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân ( MCK: HQC), chủ tịch H ĐQT - ông Trương Anh Tuấn đã dành khá nhiều thời gian trả lời và chia sẻ với cổ đông về việc ông và các thành viên chủ chốt bán ra CP với 3 lý do chính: (i) Bán 2 triệu cho đối tác Sông Đà đầu tư; (ii) Bán cho các đối tác để mua lại quyền sở hữu 2 căn nhà 27 - 29 Hàm Nghi trị giá gần 300 tỷ đồng; (iii) Các thành viên đã bị giải chấp CP khi cầm cố cổ phiếu để mua 2 căn nhà tại Hàm Nghi. 

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, Repo bán cổ phiếu là việc ngoài ý muốn. Vốn điều lệ của HQC không bằng tài sản đất đai tại Hàm Nghi của các Tv. H ĐQT. Vì vậy, không có việc HĐQT tháo chạy khỏi công ty.

Và "rút" khỏi doanh nghiệp

Không phải tất cả các thương vụ chuyển nhượng CP cho các công ty con là để giảm chi phí thuế thu nhập, quản lý tài sản chuyên nghiệp tập trung, hay các ông chủ vẫn tiếp tục là trụ cột chính lèo lái doanh nghiệp.

Còn nhớ giữa năm 2011, 3 người phụ nữ của ông Đặng Văn Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (MCK: STB) đăng ký bán hơn 14,8 triệu cổ phiếu STB. Bên nhận chuyển nhượng là Thành Thành Công - Công ty do vợ ông Thành làm chủ tịch. Ông Thành cũng cho biết: Đây là hình thức chuyển từ hình thức sở hữu cá nhân thành hoạt động đầu tư của tổ chức để nâng cao tính chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Thành Thành Công không còn nắm giữ STB. Thị trường tài chính cũng đang "đồn đoán" về sự "rút" chân  của gia đình ông Thành ra khỏi STB là điều không thể tránh khỏi.

Đằng sau việc ông chủ giảm tỷ lệ sở hữu bằng cách chuyển nhượng cho công ty con vẫn còn nhiều bí ẩn, nhưng nó cho thấy xu hướng đầu tư đã hình thành rõ. Các "ông lớn" tập trung tài sản, các khoản đầu tư về một đầu mối dưới hình thức thành lập công ty đầu tư do chính cá nhân mình sở hữu nhằm tối đa hóa lợi ích thu được.

(Theo TTVN)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • "Vua nước chấm" Masan Consumer qua những con số ấn tượng
  • Đam mê và nghị lực
  • Cà phê cuối tuần: “Ghế nóng” tại Techcombank
  • Cà phê cuối tuần: TienPhong Bank có thành công?
  • Mất thương hiệu, nước mắm Nha Trang cam phận 'làm thuê'
  • Đại gia Mỹ tiết lộ lý do muốn xây casino ở Việt Nam
  • Las Vegas Sands nói gì về hai dự án casino ở Việt Nam?
  • Coimex và doanh nhân làm nên thương hiệu Surimi Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao