Ông Jayesh Easwaramony |
Tôi nói đây là mức giảm cước trung bình tối đa mà các nhà mạng Việt Nam có thể thực hiện trong 3 năm tới. Có thể sẽ có nhà mạng giảm 20 - 25% cước so với mức hiện tại. Tuy nhiên, mấu chốt của việc giảm cước là thời lượng gọi của khách hàng tăng lên như thế nào? Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ở bất kỳ thị trường nào, khi nhà mạng thực hiện giảm cước, thì thời lượng thoại của khách hàng đều tăng lên và đây cũng là cơ hội của các nhà mạng Việt Nam
Ông có thể phân tích rõ hơn mối tương quan giữa việc giảm cước và tăng thời lượng thoại của khách hàng?
Ví dụ, tại Indonesia, thời lượng thoại bình quân của mỗi khách hàng là 250 - 300 phút/tháng và giá cước chỉ xấp xỉ 2 UScent/phút. Hay tại Ấn Độ, giá cước chỉ 0,8 UScent/phút và thời lượng thoại của mỗi khách hàng là 400 phút/tháng. Trong khi đó, giá cước điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay khoảng 4 UScent/phút và thời lượng thoại bình quân của mỗi khách hàng là 150 phút/tháng. Như vậy, khi thực hiện giảm cước, thời lượng thoại của khách hàng sẽ tăng lên tương ứng và nhà mạng sẽ có được doanh thu cao hơn.
Nhưng với mức giảm cước nói trên, liệu các nhà mạng Việt Nam có thể trang trải được hoạt động của mình, thưa ông?
Tôi nghĩ, mức giảm đó là hợp lý. Việt Nam và Indonesia có quy mô thị trường khá tương đồng, nên các nhà mạng Việt Nam có thể giảm cước xuống mức tương tự như tại Indonesia. Tuy nhiên, đi kèm với việc giảm cước, thì thời lượng thoại của khách hàng phải tăng lên tương ứng, chẳng hạn như 250 phút/tháng/khách hàng, nếu không nhà mạng sẽ không có lợi.
Ông có cho rằng, việc tiếp tục chạy đua giảm cước sẽ đẩy các nhà mạng nhỏ tại Việt Nam tới chân tường?
Tôi nhận thấy, ở thị trường các nước khác, các nhà mạng mới là các nhà mạng tích cực nhất trong cuộc đua giảm cước, bởi đó là cách tốt nhất để họ có thể thu hút khách hàng. Theo tôi, trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà mạng ở Việt Nam, nhà mạng nhỏ vẫn có thể tồn tại, vì thị trường còn nhiều tiềm năng. Thực chất, thị trường mới chỉ bão hoà ở khu vực thành phố.
Nhưng có nhận định cho rằng, nếu các nhà mạng bán với giá dưới 3 UScent/phút, thị trường sẽ đứng trước nguy cơ bị đổ vỡ?
Nếu thời lượng thoại tăng lên khi giảm cước thì thị trường vận hành bình thường, còn nếu thời lượng thoại không cải thiện khi giảm cước thì thị trường sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị đổ vỡ. Theo tôi, với mức cước 3 UScent/phút, nhà mạng Việt Nam vẫn có lãi.
(Theo Huyền Anh // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com