Ông Đào Đình Khả |
Tôi tin là sẽ phát triển khả quan. Năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho 1 DN cung cấp CA, còn năm nay, đến thời điểm này, đã có thêm 4 DN nữa được cấp phép. Một số DN cũng đang mong muốn nhận được giấy phép. Như vậy, có thể nói, DN đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường CA.
DN nhìn thấy tiềm năng, nhưng liệu có khó khăn gì khi triển khai dịch vụ này không, thưa ông?
CA là một vấn đề mới, công nghệ chủ yếu phải dựa vào nước ngoài và tiếp đến là thị trường. Bên cạnh đó, việc cấp chứng thư số đòi hỏi đầu tư nhiều về hạ tầng, con người và phải có những cam kết nghiêm ngặt cùng các quy chế liên quan đến CA. Hiện các DN đã được cấp phép đang làm việc rất nghiêm túc.
Tuy nhiên, để dịch vụ CA phát triển, các DN cung cấp dịch vụ này cũng cần phải được các tổ chức ở nước ngoài công nhận. Ông có thể dự đoán, đến thời điểm nào thì các DN cung cấp dịch vụ CA của Việt Nam được công nhận tại nước ngoài?
Không thể nói cụ thể đến giai đoạn nào, DN cung cấp dịch vụ CA Việt Nam được công nhận ở nước ngoài, vì còn liên quan đến nhiều vấn đề. Tuy nhiên, sẽ cố gắng để trong vòng 2 năm tới, DN cung cấp dịch vụ CA của Việt Nam được công nhận ở nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cùng phối hợp với các bộ khác để xúc tiến việc này. Tuy nhiên, mức độ được công nhận sẽ khác nhau. Có thể là công nhận toàn diện (tức là bất cứ chữ ký số nào do một hoặc một số DN cung cấp CA của Việt Nam đều được các tổ chức nước ngoài công nhận) hoặc là công nhận chọn lọc hoặc chỉ chấp nhận một số trong danh sách các chứng thư số do các DN Việt Nam cấp.
Hiện Việt Nam đã chấp nhận chữ ký số do DN cung cấp dịch vụ CA của nước ngoài cấp chưa, thưa ông?
Việt Nam chưa chấp nhận chữ ký số của bất kỳ DN cung cấp dịch vụ CA nước ngoài nào. Lý do là theo Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, thì phải có công ước về chữ ký số giữa Việt Nam và một nước khác, trong khi Việt Nam lại chưa ký một công ước nào như vậy.
Theo ông, dịch vụ CA, trong đó có chữ ký số được ứng dụng rộng rãi sẽ tác động như thế nào đến cải cách thủ tục hành chính?
ViệcCA có tác đông tới cải cách thủ tục hành chính là chắc chắn, vì một trong những cải cách thủ tục hành chính là tăng cường trao đổi thông tin giữa người dân với DN, giữa người dân với Chính phủ. Rõ ràng, CA tạo điều kiện cho cải cách thủ tục hành chính. Nhưng trên thực tế, làm được cũng tương đối khó, vì khi ứng dụng chữ ký số sẽ làm thay đổi quy trình con dấu, chữ ký… Ví dụ, tôi mua hàng có hoá đơn dấu đỏ, đơn vị kiểm toán chấp nhận, nhưng tôi có bản kê khai điện tử, kiểm toán có chấp nhận hay không, cho dù bản kê khai điện tử đó có chữ ký số?
(Theo Thu Huyền // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com