Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại lộ hay đường cao tốc Thăng Long?

Ông Nguyễn Thế Giang –Thành viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam 
Nằm trên tuyến đường hiện đại và đẹp nhất Việt Nam, Đại lộ Thăng Long đang dần bộc lộ những hạn chế khiến không ít nhà đầu tư “vỡ mộng”. Điển hình là việc rào kín tuyến đường khiến nhiều người cho rằng tuyến đường này là cao tốc chứ không phải đại lộ.
 
Diễn đàn Doanh nghiệp Online đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Giang – GĐ Đầu tư công ty cổ phần thương mại Bình Minh, thành viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, để làm rõ hơn vấn đề này.

- Từ khi Đại lộ Thăng Long đi vào hoạt động đã gây không ít bất tiện trong việc phục vụ đời sống dân sinh hai bên đường. Theo ông, vấn đề quy hoạch và tổ chức giao thông như trên đã khoa học và hợp lý chưa?

Việc thiết kế và tổ chức giao thông tại Đại lộ Thăng Long đã được tính toán khá khoa học về độ an toàn của một đường cao tốc, cũng như lượng lưu thông tham gia trên tuyến tới năm 2015 và là giải pháp quy hoạch phát triển thành phố về phía Tây.
 
Tuy nhiên về mục đích dân sinh hay hệ thống đường ngang, đường đa cấp, cầu vượt, hầm giao… hay hệ thống biển chỉ dẫn, bảng phần luồng và hệ thống chiếu sáng chưa hình thành xuyên suốt bởi Đại lộ Thăng Long mới được thông đường chứ chưa phải đã hoàn thiện để phục vụ toàn bộ ý tưởng quy hoạch của trục đường. 
 
 - Một số ý kiến cho rằng, việc rào kín tuyến đường như hiện nay phải gọi Đại lộ Thăng Long là đường cao tốc mới đúng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
 
Rõ ràng ở đây có sự nhầm lẫn nghiêm trọng. Ta có thể tạm định nghĩa 2 khái niệm trên như sau : Đường cao tốc là đường có dải phân cách giữa và có ít nhất hai làn xe theo mỗi hướng giao thông, có khống chế đầy đủ các đường vào và ra.
 
Loại đường này không làm ngắt quãng giao thông, để vào đường cao tốc thì cần phải thông qua các nút giao khác mức và đảm bảo các đường tách nhập có tốc độ cao. Có 2 loại đường cao tốc là cao tốc loại A và cao tốc loại B.
 
Còn Đại lộ, nói đơn giản là con đường lớn, dài trong thành phố, nội thị tốc độ tối đa cho phép là 40-50km/h. Điển hình như ở Paris- Pháp có đại lộ Champs Elysées chạy không quá 40 km/h. New York của Mỹ có đại lộ số 5 chạy không quá 50 km/h. Tokyo của Nhật có đại lộ Omote- Sando chạy không quá 40km/h
 
Vậy cái mà chúng ta đang gọi là “ Đại lộ Thăng Long” lại mang hồn của một đường cao tốc hạng A.
 
Vừa đi vào hoạt động nhưng Đại lộ Thăng Long đã dần bộc lộ những "hạn chế" khiến nhiều nhà đầu tư không mặn mà
 
 - Sau khi các dự án khu đô thị hai bên đại lộ được hình thành, việc phải đi cả đoạn đường dài để đến đường gom rồi vòng lại, cùng với những hầm chui chật hẹp sẽ không thể tránh được tắc nghẽn giao thông. Theo ông có cách nào khắc phục hiện trạng trên?
 
Khoảng cách đường gom là một yếu tố quan trọng trong thiết kế đường cao tốc và ước tính vận tốc cho nên tôi tin tưởng các nhà thiết kế đã làm chính xác. Còn đường hầm chật hẹp cũng là do phần chịu tải của làn đường nên cũng không có gì phán xét.
 
Việc điều chỉnh lại tuyến đường là rất khó khăn, tuy nhiên do công trình vẫn chưa thực sự hoàn thiện nên tôi nghĩ Sở GTVT nên xem xét và tiếp thu ý kiến phản hồi của những người dân đang sinh sống tại ven đường về những đường đa cấp, đường ghép cao tốc, cầu vượt…
 
 -  Những thực trạng trên liệu có phải là nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư hiện không mặn mà với các dự án BĐS trên tuyến đường này?
 
Theo tôi, đây chỉ là một phần tác động tới tâm lý nhà đầu tư BĐS. Có lẽ thị trường BĐS Hà Nội vẫn còn có nhiều khu vực tiềm năng hơn, hoặc cũng có thể là người ta không thấy thực tế diễn ra như kỳ vọng trước đó nên có tâm lý chờ đợi.
 

 - Chị Nguyễn Vân Anh (huyện Hoài Đức, Hà Nội)

Trước kia, khi những lối ngang đi tắt qua đường cao tốc chưa được bịt kín, việc đến UBND xã, đi chợ hay đưa con đến trường còn dễ dàng. Nhưng từ khi Đại lộ thông xe, những lối đi tắt ngang đường bị bịt kín, chúng tôi phải chịu cảnh “gần nhà xa ngõ”, muốn đi chợ hay đưa con đi học phải đi vòng thêm gần 2 km mới đến hầm chui dân sinh rồi quay lại bằng đó quãng đường. Hàng ngày, chúng tôi phải đi xa gần 4 km nữa.

 - Ông Phan Doãn Lộc – Đội phó Đội CSGT, Công an huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Do vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhiều hạng mục còn dang dở lại thêm lượng phương tiện tham gia giao thông lớn với tốc độ cao nên nguy cơ xảy ra tai nạn trên tuyến là rất cao. Trước tình trạng trên, chúng tôi kiến nghị cần sớm hoàn thiện hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, dọn dẹp đất cát, chướng ngại vật gây mất ATGT tại đường gom.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Thuduc House: Quốc tế hóa về quy mô
  • EVN: “Lỗ 6.500 tỷ không có gì là bí ẩn”
  • Nhà đầu tư bất động sản trông đợi gì từ “sàn ảo”?
  • Có thể thành công nhờ sử dụng văn phòng ảo
  • Nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Tây Ban Nha
  • Kỳ vọng và băn khoăn
  • Để người Việt về với hàng Việt
  • Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao