Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN: Vướng cơ chế

Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC), được thành lập từ năm 2003 với mục tiêu góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DNNN. Tuy nhiên trong vòng 4 năm trở lại đây, DATC mới chỉ tái cơ cấu thành công được 37 DN khách nợ. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Thanh Quang - TGĐ DATC về vấn đề này.

Ông Quang cho biết, trong năm 2010 Cty đã ký biên bản bàn giao tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị DN của 48 DN với tổng gía trị tiếp nhận trên 87 tỷ đồng. Hoạt động tái cơ cấu lại kinh doanh của DN khách nợ tính lũy kế từ năm 2007 đến hết năm 2010 Cty đã tái cơ cấu thành công được 37 DN khách nợ. Trong đó gồm 14 DN 100% vốn nhà nước kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, không đủ điều kiện cổ phần hóa, được DATC xử lý tài chính, đã đủ điều kiện chuyển đổi thành Cty cổ phần và tái cơ cấu tài chính, hoạt động kinh doanh của 23 Cty cổ phần. Các DN sau khi được xử lý tài chính, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, một số DN đã trả hết nợ cho DATC, một số DN kinh doanh có hiệu quả.

- Có vẻ như DATC chưa đạt được như kỳ vọng với mục tiêu ban đầu khi thành lập, thưa ông ?

Trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2010 tiến độ triển khai thực hiện các phương án mua bán nợ nhằm mục tiêu xử lý tài chính, tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của các DN khách nợ cũng như mua nợ để thu hồi nợ vẫn còn chậm, nhất là đối với những khách nợ đã mua nợ nhưng chưa xử lý xong từ những năm trước chuyển sang.  Nguyên nhân chính là do cơ chế, chính sách về hoạt động mua bán nợ vẫn còn nhiều vướng mắc khó khăn.

Theo quy định hiện hành thì hầu hết các phương án mua bán nợ, xử lý tài chính nhằm tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của DN khách nợ  đều phải trình nhiều cấp xem xét phê duyệt mới có thể thực hiện được mất rất nhiều thời gian. Chưa có cơ chế hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xử lý số nợ loại  trừ đã tiếp nhận thuộc nhóm 2 (những khoản nợ không đủ hồ sơ, khách nợ không còn tồn tại, các chi phí bị xuất toán...- PV). Mặt khác, việc thỏa thuận với các cơ quan chủ quản trong việc xử lý tài chính, xác định giá trị DN trong quá trình tái cơ cấu DN khách nợ còn nhiều khó khăn vướng mắc, mất nhiều thời gian. Đa số các DN khách nợ của DATC đang gặp khó khăn về tài chínhtrong khi ngan hàng lại siết chặt tín dụng, lãi vay tăng cao gây khó khăn về huy động vốn cho hoạt động kinh doanh.

- Vậy giải pháp để thúc đẩy hoạt động mua bán nợ phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DNNN đồng thời tránh lãng phí, thưa ông ?

Để thúc đẩy hoạt động mua bán nợ thuận lợi trong thời gian tới, trước mắt phải tháo gỡ được những vướng mắc về cơ chế hiện nay. Chúng tôi sẽ đề nghị với Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Cty cổ phần, nhất là việc tính lợi thế vị trí đất đai vào giá trị DN khi quyển DN 100% vốn nhà nước thành Cty cổ phần. Bên cạnh đó cũng đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ Nghị định về hoạt động mua bán nợ nhất là cơ chế, chính sách quy định về mua bán nợ gắn với việc tái cấu trúc DN.

Đối với hoạt động tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị DN khi chuyển DN 100% vốn nhà nước thành Cty cổ phần chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Tài chính ban hành cơ chế, chính sách xử lý số nợ tồn đọng loại trừ khỏi giá trị DN mà Cty đã tiếp nhận từ năm 2004 đến nay được tạm thời phân loại vào nhóm 2 (là những khoản không có đủ hồ sơ, khách nợ không còn tồn tại, cá chi phí bị xuất toán... đã loại trừ như những khoản nợ không có khả năng thu hồi).

Bên cạnh đó tiếp tục làm việc với Bộ Tài chính đề nghị ban hành Thông tư về Điều lệ tổ chức hoạt động của Cty TNHH một thành viên Mua bán nợ VN.

- Kế hoạch của DATC trong năm 2011 như thế nào, thưa ông ?

Trong thời gian tới chúng tôi tập trung lựa chọn các phương án mua bán nợ có tính thanh khoản cao, xử lý tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của DN khách nợ. Đặc biệt tập trung mua nợ, tái cơ cấu DN khách nợ của một số DN thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin); TCty dâu  tằm tơ VN; TCty xây dựng  đường thủy, TCty Sông Hồng...

- Xin cảm ơn ông !

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chuyển hướng theo nhu cầu thị trường
  • Hà Dũng lên kế hoạch bay trở lại vào cuối năm
  • Nhân sự cao cấp sẽ tiếp tục thiếu hụt
  • Mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Hoàn toàn không mạo hiểm”
  • Tháo gỡ vướng mắc ở mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á
  • VinaCapital: Dòng vốn ngoại sẽ vào mạnh năm 2011
  • "Vinashin sẽ thu xếp đủ vốn trả nợ sau một năm"
  • VCCI triển khai dự án 'Kinh doanh liêm chính'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao