Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý doanh thu hàng chục nghìn tỷ nhưng Vicem vẫn lỗ

Mặc dù doanh thu 9 tháng của Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 730 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp lại bị lỗ gần 219 tỷ đồng. Vì sao lại có nghịch lý này?
 
9 tháng lỗ gần 219 tỷ đồng

Ngày 23/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và các Bộ ngành liên quan đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn về sản xuất và tiêu thụ xi măng trong những tháng cuối năm cũng như giai đoạn tới.

Theo Tổng Giám đốc VICEM Nguyễn Ngọc Anh, mặc dù doanh thu 9 tháng của VICEM đạt gần 20,5 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 730 tỷ đồng nhưng Tổng công ty (TCT) lại bị lỗ gần 219 tỷ đồng.

Lãi suất vay vốn ngân hàng quá cao cộng với chênh lệch tỷ giá lên tới 540 tỷ đồng đã làm tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận chủ yếu của VICEM và các đơn vị thành viên. Cùng đó, chi phí vật tư đầu vào cũng tăng cao, trong đó giá xăng dầu tăng trên 32%, điện tăng 15,28%, than tăng 41%.

Không những vậy, những tác động tiêu cực của thị trường bất động sản cũng như việc thắt chắt các dự án đầu tư từ ngân sách khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng liên tục hạ giá bán (thậm chí thấp hơn giá vốn) để tiêu thụ hàng hóa.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết, với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức dưới 9% như hiện nay, thì dù doanh số bán hàng và sản lượng xi măng sản xuất tăng mạnh cũng không thể kinh doanh hiệu quả được.

Hiện nhiều doanh nghiệp xi măng không có vốn đối ứng khi đầu tư và phải vay tới 100%. Vấn đề trả nợ nước ngoài của VICEM gặp khó khăn do 6/9 đơn vị bị lỗ trong khi chênh lệch tỷ giá vẫn rất lớn. Ngoài ra, với tỷ suất lợi nhuận như vậy, VICEM cũng khó thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tư sản xuất.

Ngoài các nguyên nhân trên, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, tồn tại cơ bản nhất của VICEM là chi phí sản xuất vẫn còn cao trong khi công nghệ đã đầu tư hiện đại so với khối liên doanh và tư nhân.

Thêm vào đó, sản phẩm của VICEM vẫn đơn điệu, không có các chủng loại xi măng mác cao, xi măng đặc chủng cho ngành dầu khí, xi măng bền sunphat dùng cho cảng biển... Mặt khác, do phải thực hiện chính sách bình ổn thị trường với giá bán ra bị kiểm soát nên doanh thu của ngành cũng bị ảnh hưởng lớn…

Đồng bộ các giải pháp

Sau khi nghe các ý kiến của Bộ, ngành và doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận: Về nguyên tắc, nếu VICEM vận hành trên 70% công suất như hiện nay thì doanh nghiệp không thể lỗ. Tuy nhiên những rủi ro về chi phí tài chính khi tỷ giá biến động và cơ cấu vốn vay quá lớn khiến chi phí tài chính tăng cao, sản xuất không hiệu quả.

Vì vậy, mặc dù Chính phủ không khuyến khích xuất khẩu xi măng trong dài hạn để phục vụ yêu cầu phát triển hạ tầng nhưng trong ngắn hạn, việc mở rộng thị trường xuất khẩu để tăng tiêu thụ - giảm tồn kho vẫn là hướng đi đúng mà VICEM cần áp dụng.

Giai đoạn tiếp theo, Vicem cần tập trung xây dựng từng tiêu chí, lộ trình cụ thể để giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao động; duy trì, mở rộng thị trường; tăng cường khả năng dự báo; khắc phục năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tăng cường công tác tiêu thụ, thị trường, có các giải pháp cơ cấu lại sản xuất, chi phí tài chính, đổi mới công nghệ khai thác trên tiêu chí bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình các trạm phát điện tận dụng khí thải lò nung...

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên ngoại tệ để doanh nghiệp trả nợ, không được đều chỉnh lãi suất với các khoản vay đã ký.

Bộ Xây dựng cần tiếp tục tập trung cho công tác quy hoạch phát triển ngành xi-măng phù hợp với nhu cầu thị trường; kiên quyết quản lý chặt quy hoạch; nghiên cứu cụ thể và đề xuất với Chính phủ về chương trình làm đường giao thông bằng bê-tông, đồng thời phối hợp Bộ Công Thương triển khai chương trình cơ khí trọng điểm để sản xuất thiết bị cho các nhà máy xi-măng thay thế hàng nhập khẩu…

(Theo Dân trí)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Doanh nghiệp chưa được vay lãi suất mới
  • Petrolimex không làm rõ được kinh doanh xăng dầu lỗ hay lãi
  • Xi măng Đồng Bành: “Lỗ đã được biết trước”
  • Cần chính sách minh bạch hơn
  • “Thấm đòn” khủng hoảng
  • Thị trường khó khăn thúc đẩy phát triển nhãn hàng riêng
  • Talanx đầu tư vào PVI: Rót nước vào bình nhỏ…
  • Kẽ hở của các tập đoàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao