Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà sách đối phó với khủng hoảng

Đối phó với khủng hoảng kinh tế, người dân thắt chặt hầu bao. Và sách - một mặt hàng mang tính văn hóa cũng không nằm ngoài những chi tiêu tối thiểu của người dân. Ông Phạm Minh Thuận - TGĐ Fahasa đã chia sẻ với DĐDN những khó khăn của mặt hàng này.

- Khi nền kinh tế khủng hoảng, khách hàng đang thắt chặt hầu bao của mình, nhiều DN đang cầm cự và bảo toàn vốn. Vậy đâu là nguyên nhân để Fahasa vẫn quyết định khai trương nhà sách có quy mô hiện đại nhất, lớn nhất, thưa ông ?

Mặc dù dự báo kinh tế năm 2009 vẫn còn khó khăn, nhưng không có nghĩa vì thế mà hoạt động kinh doanh của Fahasa bị giảm, vì kinh doanh sách là một ngành rất đặc thù.

Ai cũng biết đầu tư vào sách là đầu tư lâu dài. Do đó, không vì khó khăn mà xã hội không trau dồi, "tái đầu tư" tri thức, thậm chí kinh tế càng khó khăn người ta càng tích cực học tập, nâng cao kiến thức qua sách để tìm kiếm việc làm, xúc tiến kinh doanh, thương mại... và để nâng cao tri thức.

Chính vì những nhận định đó, chúng tôi quyết định đầu tư ngày càng nhiều nhà sách hiện đại, giúp khách hàng thoải mái khi đến với chúng tôi.

- Nhưng theo nhiều chuyên gia, sách là mặt hàng giảm thu nhiều bởi người tiêu dùng sẽ hướng chi tiêu vào các mặt hàng thiết yếu ?

Tất nhiên chúng tôi cũng không thể tránh được những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng chiến lược phát triển hệ thống nhà sách là một trong định hướng cho tương lai của Fahasa. Lấy thực tế từ doanh số bán hàng của Fahasa thời gian gần đây rất khả quan, cụ thể như năm 2008, doanh thu Fahasa 870 tỷ đồng, tăng 200 tỷ so với năm 2007, chiếm 60% thị trường sách bán lẻ Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo tôi, với người đọc, mua sách là cách đầu tư cho kiến thức, đó cũng là cách đầu tư cho một tương lai tốt đẹp. Đơn cử, trong giai đoạn hiện nay các mặt hàng sách kinh tế, sách doanh nhân, các loại sách tin học... lại giữ thị phần lớn.

Vì thế, riêng năm 2008 chúng tôi đã đầu tư và nâng cấp mới trên 30 nhà sách khắp nhiều vùng, miền. Theo kế hoạch sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều nhà sách mới mà tập trung nhiều ở thị trường khu vực phía Bắc như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội...

- Được biết, Cty Fahasa đang có kế hoạch khoảng năm 2012 sẽ xây dựng được nhà sách có diện tích từ 10.000 - 15.000 mét vuông để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Liệu kế hoạch này có quá tầm của một DN, thưa ông ?

Chúng tôi lấy bệ phóng từ thành công của những nhà sách hiện đại quy mô đã có hiện nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội. Tôi tin rằng trong tương lai 2012 - 2015, Fahasa sẽ vươn lên thực hiện dự án xây dựng một trung tâm sách TP HCM với diện tích khoảng 10 - 15 ngàn mét vuông phục vụ tốt nhất nhu cầu bạn đọc !

- Xin cảm ơn ông !




 

( Theo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Cienco 5: Bất động sản không còn là "cứu cánh"?
  • Tổng Giám đốc T&T: "Không thể dừng lại"
  • “Đừng để mất thị trường nội địa”
  • Bất động sản: “Muốn bán hàng nhanh phải đổi cách làm!”
  • Cơ hội đầu tư IHG đến Việt Nam để đón đầu cơ hội mới
  • Sữa kém chất lượng: Thị trường sẽ tự thanh lọc
  • “Doanh nghiệp địa ốc cần chủ động để tự cứu”
  • Điều gì đang “lôi kéo” giá vàng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao