Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều 'đại gia' Việt 'lộ' kế hoạch lớn năm con Rồng

Mở đầu năm Nhâm Thìn, nhiều doanh nhân đã bắt đầu xắn tay thực hiện những kế hoạch, dự định trọng đại. Một số tên tuổi nổi tiếng đã tiết lộ về những "bí mật" này.

Ông Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Bảo Tín Minh Châu chia sẻ, năm 2012, Bảo Tín Minh Châu sẽ bắt đầu kế hoạch quảng bá và bán các sản phẩm thuốc nam, dược phẩm, thực phẩm chức năng ra thị trường. Năm trước, ông Châu đã thành lập Công ty TNHH dưỡng dược Bảo Sinh, chuyên sản xuất các sản phẩm Đông Nam dược và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên, không gây phản ứng phụ. Theo ông Châu, ông đã đầu tư sản xuất dược phẩm vài năm nay. Sản phẩm cũng đã được cán bộ nhân viên của Bảo Tín Minh Châu, cũng như người thân của họ, bạn bè, đối tác sử dụng, song năm Nhâm Thìn này, ông mới có kế hoạch chính thức tung sản phẩm ra bán rộng rãi trên thị trường, cũng như quảng bá trên các kênh truyền thông.

Ông Châu cho biết, công ty có hẳn một xưởng bào chế dưỡng dược chuyên nghiệp và hiện đại. Hệ thống máy móc, đèn chiếu, tiệt trùng được lắp đồng bộ giúp cho guồng máy chế tác sản phẩm được liên hoàn, khép kín. Tính đến nay, Công ty dưỡng dược Bảo Sinh đã có 23 sản phẩm dưỡng dược, chia làm 5 nhóm: nhóm bổ, nhóm cơ – xương khớp, nhóm huyết, nhóm chữa bệnh và nhóm nước bổ dưỡng.


“Tất nhiên bên cạnh lĩnh vực dược phẩm, tôi vẫn đầu tư vào kinh doanh vàng. Năm nay sẽ là năm bận rộn hơn với tôi khi đặt mục tiêu lớn vào cả 2 lĩnh vực. Tôi dự định sẽ phát triển Công ty dưỡng dược Bảo Sinh trở thành một thương hiệu có tiếng không kém gì thương hiệu Bảo Tín Minh Châu bây giờ. Và năm 2012, các sản phẩm từ Đông Nam dược, thực phẩm chức năng sẽ mang lại đồng lãi đầu tiên cho dưỡng dược Bảo Sinh”, ông Châu chia sẻ.

Ông Nguyễn Minh Châu và ông Lê Quang Đức, Giám đốc Công ty CP dược liệu Hà Nội đang bàn về cây thuốc và dược liệu. Ảnh: NVCC.

Trong khi đó, ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, cũng cho hay, năm 2012 là năm đặt ra nhiều thách thức với công ty, nhất là với Đạm Phú Mỹ. Bởi năm nay, thị trường phân đạm chính thức chuyển từ thiếu cung sang dư cung khi nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Ninh Bình đi vào hoạt động, dẫn đến sức ép cạnh tranh trong nước ngày càng lớn. Tuy nhiên, công ty vẫn đặt mục tiêu tiêu thụ sản lượng khoảng 1,68 triệu tấn, gồm 800.000 tấn Đạm Phú Mỹ, 560.000 tấm Đạm Cà Mau, 70.000 tấn NPK và 100.000 tấn phân bón nhập khẩu trong năm 2012. Vì thế, chỉ tiêu doanh thu đặt ra trong năm Nhâm Thìn khoảng 15.000 tỷ đồng so với doanh thu 9.000 tỷ đồng năm 2011.

Năm nay cũng là năm công ty dự kiến triển khai nghiên cứu và đầu tư một số dự án như nhà máy Amoniac công suất 450.000 tấn/năm, dự án NPK Phú Mỹ nếu đấu thầu thành công thì khởi công đầu tiên với công suất 400.000 tấn/năm, dự án NPK Nam Định công suất 100.000 tấn/năm. Toàn bộ số vốn tích lũy hiện nay sẽ được giải ngân cho các dự án đầu tư này.

Còn ông Nguyễn Quang Huân, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển hạ tầng Thăng Long (Infra-Thanglong), một trong những người tự ứng cử đại biểu ứng viên doanh nhân Quốc hội khóa 13 được thành phố Hà Nội hiệp thương giới thiệu để bầu vào Quốc hội khóa 13 cũng có những kế hoạch trọng đại trong năm con Rồng này.

Ông Huân không quan niệm chọn năm con rồng, con hổ hay tránh năm con chuột, con mèo để thực hiện những kế hoạch lớn trong kinh doanh. Tuy nhiên năm 2012 này là năm Thìn, tình cờ trùng hợp với tuổi Thìn (1964) của ông và trùng với tên công ty (Thăng Long) do ông sáng lập, cũng là thời điểm mà Infra-Thanglong hội tụ được nhiều thuận lợi để ông thực hiện kế hoạch đã ấp ủ từ lâu, đó là tạo bước đột phá để khẳng định vị thế công ty tư vấn chuyên nghiệp về phát triển hạ tầng, đồng thời cụ thể hóa các dự án đầu tư. Về lĩnh vực đầu tư, công ty sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý để chuẩn bị xây dựng một trụ sở riêng cho công ty. Dù chưa tiết lộ nhiều về kế hoạch này, song ông Huân cho biết, trụ sở sẽ là một tòa cao ốc văn phòng nằm ở khu trung tâm với số vốn đầu tư lên tới vài trăm tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn tự có của công ty và vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, một dự án mang ý nghĩa xã hội kháclớn nữa mà Infra-Thanglong sẽ hoàn thành trong năm nay là xây dựng một nhà máy nước sạch phục vụ dân sinh ở Thuận Thành - Bắc Ninh. Điều đáng chú ý ở dự án này là do một công ty tư nhân tự bỏ vốn tư để thực hiện. “Đây là một trong những dự án vì dân sinh, gắn kết cộng đồng nên chúng tôi rất tâm huyết”, ông Huân nói.

Phối cảnh dự án Cảng tàu du lịch Ngọc Châu.

Cũng nhân dịp đầu Xuân Nhâm Thìn 2012, người đứng đầu Tập đoàn Tuần Châu, ông Đào Hồng Tuyển bật mí về một dự án khổng lồ, đó là xây dựng Cảng tàu du lịch Ngọc Châu với tổng diện tích xây dựng hơn 83 ha.

Được mệnh danh là Chúa đảo Tuần Châu, ông Đào Hồng Tuyển dường như là người hay làm những chuyện “động trời”, khiến dư luận sửng sốt. Theo tiết lộ của ông Tuyển, dự án Ngọc Châu là hệ thống đồng bộ công trình Cảng tàu du lịch dài 6 km đủ sức chứa 2.000 tàu khách và du thuyền, đáp ứng chỗ neo đậu cho toàn bộ lượng tàu khách du lịch hiện nay tại Vịnh Hạ Long với đầy đủ các dịch vụ hiện đại, văn minh, đồng thời thông thương với các cảng tàu hiện đại trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc…
 
Điểm nhấn của dự án là nhà ga trung tâm được thiết kế tạo một công trình kiến trúc hiện đại, văn minh, công năng tiện ích làm biểu tượng cho đảo Tuần Châu. Nhà ga trung tâm sẽ được xây 3 tầng trên khu đất rộng 23.875 m2. Ngoài chức năng chính đón và đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long, nhà ga trung tâm còn có chức năng khác như nhà hàng, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, siêu thị, khu bán hàng lưu niệm, khu văn phòng cho các hãng tàu, các công ty lữ hành, khu giới thiệu về Vịnh Hạ Long… 
 
Cảng tàu du lịch Ngọc Châu nằm phía tây nam đảo Tuần Châu là khu vực rất kín gió, lại có lợi thế rất gần các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cao nhất cho du khách và tàu thuyền vào đón trả khách. Độ sâu của cảng là 9 m, đảm bảo khi thủy triều cạn nhất thì tàu bè vẫn hoạt động bình thường. Thành bến cảng được kè bằng bê tông kết hợp đá hộc đảm bảo an toàn và mỹ quan.
 
Để đáp ứng trong tương lai có nhiều tàu có kích thước lớn hơn, quy mô mặt cảng được mở rộng. Chỗ hẹp nhất cũng có chiều rộng 200 m, đặc biệt, khu vực nhà ga trung tâm là nơi tàu bè đón và trả khách được thiết kế rộng đến 750m rất thuận lợi cho tàu thuyền hoạt động (cảng Tuần Châu hiện tại có chiều rộng 140 m).

(Theo Báo Đất Việt)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chuyện ít biết về gia đình 'ông lớn' Doji và mốc doanh thu 28.000 tỷ
  • Trò chuyện với chàng giám đốc hốt bạc nhờ 'cho thuê người yêu'
  • Cú "PR" giá triệu đô cho Việt Nam
  • Xăng không đạt chất lượng, doanh nghiệp đầu mối nói gì?
  • Doanh nghiệp nhỏ vay ngân hàng: Khó ở đâu?
  • Triển khai Khu KTCK Xa Mát : Vướng giải ngân
  • Điêu đứng ở nội thị, điện máy dạt ra vùng ven
  • Đánh giá doanh nghiệp nhà nước: “Không thể tin nổi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao