Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển khai Khu KTCK Xa Mát : Vướng giải ngân

Thành lập từ năm 2003, đến nay, Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Xa Mát sau gần 8 năm triển khai mới xây dựng được một số công trình thuộc khu đô thị cửa khẩu. Nhìn chung, tiến độ triển khai xây dựng Khu KTCK Xa Mát rất chậm và nguyên nhân gây trở ngại chính là do vướng vấn đề giải phóng mặt bằng và giải ngân nguồn vốn. 

Cổng cửa khẩu Xa Mát đã được xây dựng hoành tráng
nhưng chưa có dự án đầu tư nào triển khai trong Khu Kinh tế cửa k
hẩu

Theo ông Phạm Văn Sơn - Phó Ban quản lý Khu Kinh tế Tây Ninh, nguyên Trưởng Ban quản lý Khu KTCK Xa Mát, đến nay Khu KTCK Xa Mát, với tổng diện tích quy hoạch chung hơn 34.000 ha, Khu KTCK Xa Mát đã triển khai thực hiện được một số dự án, công trình, như lập Quy hoạch chi tiết 1/500 các khu chức năng; lập dự án đầu tư 8 tuyến đường giao thông chính trong khu đô thị và một số tuyến kênh tiêu thoát nước;...

Chậm giải phóng mặt bằng

Đến giữa năm 2011 Khu KTCK Xa Mát có 14 dự án đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương cho phép đầu tư với tổng diện tích hơn 364 ha với tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký khoảng hơn 820 tỉ đồng và 200 triệu USD. Mới đây, qua đợt khảo sát các dự án chậm triển khai theo chủ trương của UBND tỉnh thì Khu KTCK Xa Mát thực sự chỉ còn 11 dự án đầu tư.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều dự án, công trình trong Khu KTCK Xa Mát chưa được triển khai xây dựng - trong đó có khu tái định cư và tất cả các dự án đầu tư chưa có dự án nào thực hiện. Ông Phạm Văn Sơn cho biết, nguyên nhân trước tiên là khó khăn về giải phóng mặt bằng. Giai đoạn từ năm 2006 - 2008, khung giá bồi thường đối với đất nông nghiệp quy định tối đa 250 triệu đồng/ha, nhưng hầu hết các hộ dân trong vùng dự án yêu cầu giá bồi thường cao hơn rất nhiều - đến 8 tỉ đồng/ha, trong đó có hộ yêu cầu bồi thường đến 20 tỉ đồng/ha nên việc giải phóng mặt bằng kéo dài nhiều năm do không thể đáp ứng yêu cầu của dân.

Năm 2005, UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị cửa khẩu (ĐTCK) Xa Mát với diện tích 728 ha, nằm sát biên giới VN - Campuchia, được chia thành các khu A, B, C. Qua xác minh, trong khu A có 63,23 ha đất thuộc khu vực vành đai biên giới nhưng trên đất này đã có 3 tổ chức và 14 hộ gia đình đang sản xuất. Đồng thời cũng có một số diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm nhưng từ trước đến nay không có hồ sơ xử lý cũng gây khó khăn cho công tác bồi thường thu hồi đất. UBND tỉnh đã có Công văn số 4352/UBND-KTTC kết luận: “Khu vực đất thuộc vành đai biên giới, đất rừng thuộc dự án rừng Chàng Riệc, dự án lâm nghiệp do Nhà nước quản lý, khi thu hồi đất để thực hiện dự án Khu KTCK Xa Mát chỉ bồi thường về tài sản trên đất, không bồi thường về đất và công khai phá”. Toàn bộ các hộ đang sản xuất trên đất vành đai biên giới không chấp hành giao đất cho dự án. Cho đến nay, UBND tỉnh và các ngành chức năng vẫn đang tiếp tục giải quyết, chưa thu hồi.

Vốn đầu tư thấp

Kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng Khu KTCK Xa Mát cần đến 1.800 tỉ đồng, nhưng trong 8 năm thực hiện quy hoạch, năm được đầu tư cao nhất là 15 tỉ đồng.

Theo quy hoạch, khái toán kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng Khu KTCK Xa Mát cần đến 1.800 tỉ đồng. Thế nhưng trong 8 năm thực hiện quy hoạch, năm được đầu tư cao nhất là 15 tỉ đồng, còn mức bình quân thì mỗi năm chỉ được đầu tư chưa đến 8 tỉ đồng. Nếu tính theo mức bình quân đầu tư như vậy thì phải đến... hơn 100 năm mới thực hiện xong quy hoạch phát triển Khu KTCK Xa Mát.

Ngoài ra, có thêm một nguyên nhân nữa cũng góp phần làm Khu KTCK Xa Mát chậm phát triển, ít nhà đầu tư quan tâm. Thực tế, thế mạnh của Khu KTCK Xa Mát là hàng nông sản, lâm sản từ phía Campuchia. Tuy nhiên, vấn đề giao thương loại mặt hàng này đang gặp hạn chế lớn là chỉ vận chuyển bằng đường bộ với chi phí rất cao. Muốn giảm chi phí vận chuyển nhằm tăng sức cạnh tranh thì phải có đường thuỷ, đường sắt, nhưng các loại hình giao thông này ở khu vực Khu KTCK Xa Mát hoàn toàn không có. Hơn nữa, vị trí Khu KTCK Xa Mát cách xa các khu bến cảng đường thuỷ, nhà ga đường sắt và trung tâm TP HCM nên không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Từ thực trạng như vậy, muốn cho Khu KTCK Xa Mát phát triển nhanh, điều thiết yếu trước tiên là tăng cường nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển của các DN. Song song đó, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phải được tập trung thực hiện để sớm có đất giao cho các nhà đầu tư triển khai dự án.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Điêu đứng ở nội thị, điện máy dạt ra vùng ven
  • Đánh giá doanh nghiệp nhà nước: “Không thể tin nổi”
  • "Nhà đài không đủ năng lực kiểm tra"
  • Cửa tiếp cận ngân hàng cho DN vừa và nhỏ vẫn hẹp
  • Nhân lực ngành du lịch Đà Nẵng: Thiếu 10.000 lao động
  • Bắt tay quảng bá hàng Việt
  • Thưởng Tết: Kẻ khóc người cười
  • Những bí quyết phát hiện và giữ nhân tài của KFC
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao