Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ông Tổng Bảo Tín Minh Châu 'nội soi' thị trường vàng

Kể từ khi chính sách bình ổn giá vàng được NHNN đưa ra, nhằm kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới, nhưng mục tiêu này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Châu - Tổng Giám đốc Cty Vàng bạc đá quý (VBĐQ) Minh Châu xung quanh vấn đề này.

- Ông đánh giá thế nào về chính sách bình ổn giá vàng của NHNN trong  thời gian qua ?

Tôi cho rằng biện pháp mà NHNN đưa ra chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Việc NHNN chọn SJC là đại diện thương hiệu vàng miếng duy nhất đã khiến cho thị trường vàng miếng này bị khan hiếm. Thay vì mua các thương hiệu vàng miếng khác nhau để tích trữ thì giờ đây, người dân đổ dồn sang mua SJC, vì họ  không  còn sự  lựa chọn nào khác. Do đó, dù giá vàng thế giới giảm nhưng với nhu cầu quá lớn đối với vàng SJC thì giá khó xuống bằng giá thế giới ngay được. Điều này, lý giải vì sao giá thế giới giảm mà giá SJC  vẫn cao. Khi giá vàng SJC “nhảy múa”, các thương hiệu khác cũng không “hạ giá” như trước nữa. Kết quả, giá vàng trong nước bỏ xa vàng thế giới từ 3 - 5 triệu đồng/lượng. 

- Thưa ông, thời gian qua nhiều NHTM cũng tham gia việc bán vàng bình ổn, việc này có đem lại lợi nhuận như kỳ vọng của các ngân hàng hay không ?

Các ngân hàng thương mại không mấy mặn mà thực hiện hoạt động bán vàng bình ổn trừ khi NHNN cho phép họ được quyền xuất – nhập khẩu vàng.

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại tham gia bán vàng bình ổn, bước đầu tuy có hiệu quả nhưng hiện đang đẩy các ngân hàng vào trạng thái đầy rủi ro. Nếu nhìn vào mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, có thể thấy rằng, các  ngân hàng hoàn toàn có lãi khi thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, “mức lãi chênh lệch này” mới chỉ là lãi ảo, bởi thực tế, các ngân hàng đều chưa đóng được trạng thái. Trạng thái vàng huy động đang bị âm và trạng thái vàng tài khoản thì đang dương.

- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng SIC là thương hiệu vàng miếng quốc gia thì đương nhiên SIC phải có trách nhiệm bình ổn giá vàng ?

Mục tiêu hàng đầu của SJC và các DN vàng là lợi nhuận mang lại, chứ không phải làm nhiệm vụ bình ổn thị trường. Vì thế quan niệm cho rằng, DNNN như SJC phải gánh vác trách nhiệm ổn định thị trường là điều phi thực tế.

Tuy nhiên, giá vàng niêm yết của SJC luôn có khoảng cách chênh lệch với giá quốc tế. Sau đó giá được điều chỉnh liên tục, có khi hàng chục lần/ngày. Vấn đề là chưa có một cơ quan quản lý nào kiểm tra, kiểm soát xem liệu giá niêm yết của SJC, đã ở mức hợp lý so với giá quốc tế và cung cầu thị trường hay chưa ?

Chìa khóa của đầu cơ vàng chính là giá vàng. Nhưng giá đó do ai quyết định? Không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm giao dịch vàng lớn đều nhìn nhau, thận trọng niêm yết giá mua giá bán và bao giờ cũng đưa ra một mức giá gần bằng nhau. Các tiệm vàng mua bán lẻ đều trông vào giá niêm yết của SJC, còn SJC lấy giá giao dịch từ đâu? Hay tự họ đưa ra giá? Vấn đề quản lý chính là ở khâu này…

- Với quan điểm là người kinh doanh vàng lâu năm, theo ông đâu là giải pháp cho việc bình ổn giá  vàng trong nước ?

 

Ổn định được giá vàng sẽ giúp ổn định tỷ giá và giá trị đồng nội tệ.

Thực ra, như tôi phân tích ở trên, khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới chưa gần nhau thì chưa có tín hiệu gì là bình ổn giá. Nếu giá vàng thế giới đi lên chạm đỉnh mốc mà giá vàng trong nước không tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới thì khi đó mới công nhận giải pháp bình ổn của NHNH có hiệu quả.

Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, quản lý như thế nào, ở mức độ nào, mới là vấn đề cốt lõi.

Hiện nay, NHNN phải thực thi hai nhiệm vụ cùng lúc, kiểm soát, ổn định giá vàng (ổn định hiểu theo nghĩa giá trong nước ngang bằng giá quốc tế) và tìm biện pháp thu hút nguồn vàng trong dân đưa vào sử dụng phát triển kinh tế.

Theo tôi, giải pháp tối ưu có lẽ là thành lập Cty kinh doanh vàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Với vai trò người mua bán vàng cuối cùng trên thị trường giống như ngoại tệ, Cty này có chức năng xuất nhập khẩu, điều hòa thanh khoản thị trường, mở tài khoản vàng nước ngoài để trực tiếp giao dịch. Vàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành ngoại tệ và ngược lại trên thị trường thế giới, nên việc thu hút được nguồn vàng trong dân sẽ có tác động tích cực đến dự trữ ngoại hối quốc gia. Và quan trọng hơn, ổn định được giá vàng sẽ giúp ổn định tỷ giá và giá trị đồng nội tệ… Còn nếu hoạt động vì lợi nhuận như SJC hiện nay thì khó có thể bình ổn  được giá vàng trong nước…

- Xin cảm ơn ông !

Hà Phương thực hiện/ DDDN

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao