Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: Cơ hội và thách thức

Ngành bảo hiểm phi nhân thọ đã trải qua năm 2011 với nhiều rủi ro, tuy nhiên họ vẫn đạt được những kết quả khả quan. Nhưng để làm sao có những bước tiến vững chắc trong năm 2012 thì các doanh nghiệp bảo hiểm PNT Việt Nam sẽ phải làm gì?
 
Ông Bùi Đức Song – TGĐ Tcy Bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC)
 
DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đức Song – TGĐ Tcy Bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC) xung quanh vấn đề này?

- Thưa ông, tổng kết năm 2011 cho thấy kết quả kinh doanh của các đơn vị bảo hiểm rất khả quan, thậm chí rất tốt trong khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, điều này có mâu thuẫn không? 

Năm  2011 là một năm khó khăn cho cả nền kinh tế bởi lạm phát tăng cao, thiên tai xảy ra gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản. Các công ty bảo hiểm cũng phải chịu tỷ lệ bồi thường lớn. Tuy vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có những kết quả kinh doanh khả quan. Đó là do nhu cầu bảo hiểm gia tăng do rủi ro trong nền kinh tế tăng cao; Chất lượng dịch vụ từng bước được cải thiện và nhận thức của người dân trong việc tham gia bảo hiểm ngày một tốt hơn.

-Khó khăn như vậy thì ông có nhận định về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại VN trong năm nay? Cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gặp phải? 

Năm 2012, theo dự báo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI), khối bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tăng trưởng với tốc độ 28%, doanh thu ước đạt 27.500 tỷ đồng. Theo đánh giá của tôi, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với sự đồng lòng của các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm Việt Nam 2012 sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định và an toàn.

Trong năm nay, theo cam kết WTO, chi nhánh các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ được chính thức thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, các DN bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà còn có thêm đối thủ là các chi nhánh nước ngoài. Việt nam sẽ có cơ hội tranh thủ được nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ và kỹ năng quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài. Sự có mặt của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ thúc đẩy môi trường cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, … để có thể đứng vững và phát triển trên thương trường.

- Để phát triển bền vững và làm ăn có hiệu quả lâu dài, các doanh nghiệp BHPNT cần có những giải pháp gì, thưa ông? 

Chiến lược phát triển trước mắt của các doanh nghiệp BHPTN là mở rộng kênh phân phối để tiếp cận nhiều hơn với đối tượng khách hàng cá nhân. Bởi trong năm 2012, khối khách hàng doanh nghiệp sẽ thắt chặt chi tiêu cho hoạt động bảo hiểm. Doanh thu mà các đơn vị bảo hiểm thu được từ phân khúc này sẽ bị sụt giảm. Do vậy việc tiếp cận khách hàng cá nhân là hết sức cần thiết. Các chương trình chăm sóc, hoạt động hỗ trợ tư vấn khách hàng cần phải được chú trọng hơn nữa.

Về lâu dài, với mục tiêu xây dựng thị trường ngày càng phát triển trong sạch lành mạnh, các DN bảo hiểm cần cạnh trang bằng đa dạng hóa sản phẩm cũng như chất lượng trong hoạt động khai thác - giám định – bồi thường. Kết hợp với đó là nỗ lực phát triển sản phẩm mới, có ích cho nền kinh tế, nâng cao năng lực tài chính, trình độ nghiệp vụ bảo hiểm, quy trình quản lý rủi ro bảo hiểm và các doanh nghiệp nên tăng cường hợp tác trong cạnh tranh.

- Đối với riêng SVIC, ông đã có những giải pháp gì để phát triển thị trường trong năm tới, thưa ông?

Với sự tập trung tối đa cho chiến lược phát triển thị trường bán lẻ, SVIC sẽ chú trọng giải quyết những vấn đề trọng tâm sau: Lập kế hoạch xây dựng và triển khai các sản phẩm dịch vụ phong phú và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Điều này đặt ra vấn đề nghiên cứu khách hàng, thị trường, cũng như phân tích kỹ lưỡng và khoa học, sàng lọc liên tục các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh để bán được đúng sản phẩm mà khách hàng cần. Một nhiệm vụ trọng tâm của SVIC trong năm 2012 đó là phát triển kênh phân phối bancassurance. SVIC đã ký thảo thuận hợp tác với cổ đông chiến lược SHB. Thông qua các đơn vị của SHB, SVIC phối hợp thiết lập mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm để giới thiệu, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng vay vốn tại SHB nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro, bảo toàn nguồn vốn cho vay vì lợi ích của khách hàng và sự phát triển của hai bên.  

Về các chương trình tiếp thị, SVIC cũng sẽ xây dựng các chương trình xúc tiến bán hấp dẫn như quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị sản phẩm. Khách hàng cá nhân thường lựa chọn sản phẩm trên cơ sở tính hấp dẫn của sản phẩm như điều kiện, điều khoản cạnh tranh, biểu phí và họ cũng cân nhắc cả tính hấp dẫn của các chương trình khuyến mại. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục ổn định bộ máy tổ chức và đào tạo đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng cá nhân. Bởi số lượng khách hàng cá nhân là đông đảo hơn rất nhiều so với khách hàng doanh nghiệp, vì thế, đòi hỏi số lượng cán bộ phải tăng lên. Đồng thời SVIC tập trung hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý dữ liệu khách hàng, phát triển sản phẩm, bảo mật thông tin và quản trị rủi ro, xây dựng trang Web với nhiều tiện ích thân thiện với khách hàng.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • CEO Bệnh viện VINMEC:“Đội ngũ bác sỹ của tôi đáng phải mơ ước đấy!”
  • Trở thành tỷ phú chỉ nhờ... trồng cỏ
  • Nhiều 'đại gia' Việt 'lộ' kế hoạch lớn năm con Rồng
  • Chuyện ít biết về gia đình 'ông lớn' Doji và mốc doanh thu 28.000 tỷ
  • Trò chuyện với chàng giám đốc hốt bạc nhờ 'cho thuê người yêu'
  • Cú "PR" giá triệu đô cho Việt Nam
  • Xăng không đạt chất lượng, doanh nghiệp đầu mối nói gì?
  • Doanh nghiệp nhỏ vay ngân hàng: Khó ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao