Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CEO Bệnh viện VINMEC:“Đội ngũ bác sỹ của tôi đáng phải mơ ước đấy!”

Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực y tế như giảm hơn 60% thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế trong 4 năm, ưu đãi cho vay vốn…. nhưng đến nay các cơ sở y tế ngoài công lập vẫn dừng ở quy mô nhỏ, hầu hết ở cấp phòng khám. Vì sao nhu cầu thị trường có, chính sách ưu đãi tốt nhưng các doanh nghiệp chưa phát huy được sự năng động dám nghĩ dám làm của giới kinh doanh?
 
Từ góc nhìn người trong cuộc, CEO của bệnh viện tư nhân lớn nhất Hà Nội hiện nay - Bệnh viện đa khoa quốc tế VINMEC, bà Tan Poh Lan đã chia sẻ cùng Báo Diễn đàn doanh nghiệp.
 
Nhà đầu tư phải mạnh và tâm huyết
 
- Là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển y tế cao cấp, bà có thể lý giải nguyên nhân vì sao hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà đầu tư mặn mà với lĩnh vực này?
Tan Poh Lan - CEO Bệnh viện đa khoa quốc tế VINMEC
 

Trước hết, xét về mặt doanh nghiệp, đầu tư vào y tế là một sự đầu tư đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm, thậm chí phải chịu lỗ trong thời gian đầu, lại có thể gặp rủi ro do thiếu điều kiện hạ tầng, đất đai, nguồn nhân lực. Dĩ nhiên, theo tôi được biết thì cũng đã có không ít nhà đầu tư tương đối thành công như bệnh viện Hạnh phúc, bệnh viện Tràng An, bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh viện Vũ Anh…

Nhưng đầu tư lớn với tầm vóc và quy mô bệnh viện như VINMEC đòi hỏi nhà đầu tư phải thực sự có một chiến lược dài hơi, tiềm lực mạnh và quan trọng là phải có quyết tâm rất cao. Có nhiều dự án bệnh viện tư đã khởi động rất lâu rồi nhưng mãi vẫn chưa đâu vào đâu vì chủ đầu tư sợ rủi ro và thiếu quyết tâm. Nhà đầu tư của VINMEC là Vingroup thì khác. VINMEC đã được Vingroup đưa vào một trong 4 nhóm chiến lược phát triển của tập đoàn. Nhờ thế, cả bệnh viện lớn 600 phòng bệnh và phòng khám cùng hàng loạt các khoa phòng hiện đại, lại được tổ chức với mô hình mới là bệnh viện khách sạn, vậy mà chỉ triển khai trong thời gian kỷ lục là 10 tháng 8 ngày đã có thể đi vào vận hành ngay. Tốc độ ấy, quyết tâm ấy khiến chính tôi là người trong cuộc cũng rất kinh ngạc.
 
 - Ngoài quyết tâm, theo bà, yếu tố nào là quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của một bệnh viện tư?
 
Theo nguyên tắc về kinh doanh, đầu tư thế nào thì được hưởng lợi như vậy. Nhưng trước hết, vị trí bệnh viện phải thuận tiện cho đi lại. Nhiều bệnh viện tư có đề án hoành tráng nhưng xây dựng cách trung tâm quá xa thì bệnh nhân ngại đi lại, không tận dụng được năng lực y tế toàn diện và đội ngũ bác sỹ giỏi, bác sỹ đầu ngành.
 
Thứ hai, muốn bệnh viện tư sống được thì phải đầu tư cho đủ tầm thu hút đối tượng mình nhắm tới mà cụ thể là phân khúc cao cấp. Các đối tượng của phân khúc này đòi hỏi cơ sở vật chất tiện nghi, trang thiết bị thật tốt, thái độ phục vụ phải xứng đồng tiền bỏ ra. Nếu đầu tư nửa vời hoặc quy mô nhỏ thì không thể thỏa mãn được nhu cầu trị bệnh cao cấp nên rút cục mỗi Việt Nam vẫn vẫn có hàng ngàn bệnh nhân Việt đem hàng tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh.
 
Thứ ba, như tôi đã nói đầu tư y tế thu hồi vốn chậm nên cần có chỗ dựa vững chắc, lâu dài.
 
 - Và VINMEC hội tụ đủ cả 3 yếu tố ấy?
 
Nói đủ hết thì không phải nhưng phải khẳng định là VINMEC đang hội tụ tốt nhất các điều kiện ấy so với các bệnh viện tư ở Việt Nam. Vị trí tốt, cơ sở vật chất thực sự hiện đại đồng bộ, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng cũng rất tốt, có ý thức cao về sứ mệnh phục vụ và ý thức dịch vụ.
 
Tôi cũng muốn nói thêm, ngoài chỗ dựa cho VINMEC qua được giai đoạn “trứng nước” là sức mạnh tài chính, kinh nghiệm từ 3 nhóm kinh doanh chiến lược còn lại của Vingroup là BĐS, Du lịch, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp…  thì chính Vingroup cũng là nguồn cung khách hàng ban đầu rất tiềm năng. Hệ thống nhân viên đông đảo của Tập đoàn cùng hàng ngàn khách hàng thân thiết, các đối tác của Vingroup sẽ giúp VINMEC có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ y tế chất lượng cao.
 
Không lo thiếu bệnh nhân… chỉ lo sao để bệnh nhân hài lòng
 
 - Một thực tế là các bệnh viện tư tại Việt Nam thường chỉ hơn bệnh viện công ở cơ sở vật chất tiện nghi và dịch vụ tốt nhưng chưa thể cạnh tranh được về chuyên môn trên cả phương diện con người lẫn hệ thống trang thiết bị y tế, thưa bà?
 
Nói về hệ thống máy móc, thiết bị y tế thì rất khó so sánh vì mỗi bệnh viện đầu ngành lại có thế mạnh riêng nhưng để đạt được mức hiện đại và đồng bộ như VINMEC thì tôi xin khẳng định hiện VINMEC là hàng đầu. Với tiềm lực mạnh từ nhà đầu tư, VINMEC hiện sở hữu hệ thống máy móc và thiết bị tân tiến như hệ thống máy chụp CT 128 lát cắt, Cộng hưởng từ MRI 3.0 Tesla, máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA hai bình diện, máy đo độ khoáng xương…và tất cả đều được đầu tư đồng bộ ngang tầm khu vực trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa sâu, nhất là với các bệnh lý ung thư, bệnh lý hệ tim mạch và thần kinh.
 
Công nghệ hiện đại và dịch vụ là thế mạnh của VINMEC
 
Ở Hà Nội, mới chỉ có VINMEC làm được điều này. Sự đồng bộ có lợi thế rất lớn là đảm bảo được các chuẩn đoán chính xác và nhanh chóng, ít sai lệch. Nhờ thế sẽ giảm chi phí, tiết kiệm thời gian đi lại cho bệnh nhân và quan trọng hơn là giải tỏa những nỗi lo lắng không cần thiết do phải làm đi làm lại các xét nghiệm nhiều lần. Và đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp chi phí khám chữa bệnh tại VINMEC cạnh tranh so với các bệnh viện tương đương.
 
Về y bác sỹ, VINMEC cũng đã và đang hội tụ được một đội ngũ bác sĩ giỏi mà nhiều bệnh viện khác phải mơ ước đấy! (cười) 
 
 - Vâng, vậy chất lượng của VINMEC thì quốc tế rồi, nhưng giá cả liệu có quốc tế  không? Bà có lo ngại chính đẳng cấp 5 sao của VINMEC sẽ giới hạn số lượng bệnh nhân đến thăm khám, điều trị?
 
Mỗi năm Việt Nam có hàng chục ngàn lượt người mang theo hàng tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh. Ngay trong nước, bệnh viện công đều có khu vực dịch vụ, có nơi thu tới vài triệu/buồng bệnh/ngày mà vẫn quá tải. Điều đó cho thấy, nhu cầu hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao là rất lớn và những người có điều kiện chi trả cho VINMEC không hề nhỏ.
Còn về giá thì giá khám chữa bệnh, hiện VINMEC xác định chính sách là “chất lượng ngoại – giá nội”, chỉ tương đương mặt bằng giá các bệnh viện tư khác trên địa bàn Hà Nội trong khi cơ sở vật chất và tiện nghi thụ hưởng lại cao cấp, đồng bộ từ chỗ ăn đến chốn ở, từ thăm khám, điều trị đến làm các xét nghiệm...
 
Nếu so với các bệnh viện có cơ sở vật chất tương tự trong khu vực thì giá khám chữa bệnh của VINMEC chỉ bằng một nửa chi phí tại Singapore, tương đương Quảng Châu, Trung Quốc. Đó là mới so về chi phí khám chữa, còn nếu xét tổng thể chi phí khi đi khám chữa bệnh ở nước ngoài bao gồm ăn ở, người đi cùng, phiên dịch, vé máy bay... thì với chất lượng tương đương, dịch vụ tương đương, cơ sở vật chất được hưởng thụ tương đương, giá của VINMEC đang rẻ hơn nhiều lần. Và những lợi thế cạnh tranh đó, tôi không lo là VINMEC sẽ không có bệnh nhân mà chỉ lo làm thế nào để bệnh nhân hài lòng nhất.
 
 - Xin cảm ơn bà!
 
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC do Tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng tại khu đô thị Times City, số 458 Minh Khai, Hà Nội. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, VINMEC còn tự hào là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sỹ, dược sỹ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề. Gần 90% các bác sỹ của VINMEC đạt trình độ trên đại học, số lượng Giáo sư và Phó giáo sư chiếm gần 20%, Tiến sỹ y dược học gần 30%, Thạc sỹ 40%... còn lại đều là các Bác sỹ chuyên khoa I và II.

(Theo Mai Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Trở thành tỷ phú chỉ nhờ... trồng cỏ
  • Nhiều 'đại gia' Việt 'lộ' kế hoạch lớn năm con Rồng
  • Chuyện ít biết về gia đình 'ông lớn' Doji và mốc doanh thu 28.000 tỷ
  • Trò chuyện với chàng giám đốc hốt bạc nhờ 'cho thuê người yêu'
  • Cú "PR" giá triệu đô cho Việt Nam
  • Xăng không đạt chất lượng, doanh nghiệp đầu mối nói gì?
  • Doanh nghiệp nhỏ vay ngân hàng: Khó ở đâu?
  • Triển khai Khu KTCK Xa Mát : Vướng giải ngân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao