Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường thép 2010: Hồi phục cùng kinh tế

tinkinhte.comSau khi chuyển đổi từ Cty TNHH Tiến Lên sang Cty CP Tập đoàn thép Tiến Lên, Cty Tiến lên đã đầu tư phát triển mở rộng thêm nhiều lĩnh vực, sản xuất thép và một số ngành nghề mới tiến tới mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân. DĐDN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn thép Tiến Lên xung quanh vấn đề này.

- Những tháng đầu năm 2009, tuy không có nhiều biến động mạnh về giá như cuối 2008, nhưng vẫn có thời điểm giá thép tăng cao và lượng tiêu thụ cũng vậy, nhưng có thời điểm lại rất hạ do sức ép từ lượng thép nhập khẩu... TCty Tiến Lên đã thực thi đối sách như thế nào trước những biến động của thị trường thép 2009 ?

Có thể nói, năm 2009 là năm đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính, cũng là năm bắt đầu phục hồi kinh tế toàn cầu. Các mặt hàng sản xuất và kinh doanh của Cty phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Sự trồi sụt của các mặt hàng này luôn biến động, không ổn định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Cty. Với kinh nghiệm truyền thống lâu năm trong ngành, cùng sự hỗ trợ của chính phủ Cty đã vượt qua được những khó khăn và vẫn đảm bảo được kế hoạch đề ra.

- Song song với việc mở rộng đầu tư hướng tới tập đoàn kinh tế tư nhân và phù hợp với nhu cầu phát triển XH, TCty Tiến Lên đã có chiến lược gì nhằm đào tạo đội ngũ CBCNV có tay nghề cao ?

Từ Cty TNHH, Tiến Lên đang vươn tới mô hình tập đoàn kinh tế với mô hình Cty mẹ con. Trong đó Cty mẹ Tiến Lên và các Cty con thành viên do Cty mẹ chi phối. Các Cty con này có mặt trên khắp mọi miền đất nước. Hiện nay Tiến Lên có các Cty con chi phối như: Cty TNHH thép Tây Nguyên, Cty TNHH Thương mại và SX Đại Phúc, Cty CP SX và Thương mại Phúc Tiến, Cty TNHH Phúc Tiến Hưng Yên, Cty CP đầu tư phát triển kim khí Hải Phòng. Mỗi Cty con này có chức năng đặc thù sản xuất và kinh doanh riêng biệt khác nhau, nhưng được gắn kết bởi Cty mẹ  lấy thép là chủ đạo.

Trong những năm tới Cty tiếp tục phát huy truyền thống kinh doanh sản xuất của mình như hiện tại. Đồng thời nâng cấp máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới hiện nay. song song với đó Cty tiếp tục đào tạo cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao ở trong và ngoài nước nhằm đáp ứng công nghệ mới, đồng thời tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tạo sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Ông có nhận định gì về thị trường thép VN trong năm 2010 và cơ hội của các DN ngành thép VN ?

Như các bạn đã biết, ngay trong giai đoạn khó khăn nhất, chính sách hô trơ lãi suất đã giúp các DN ngành thép được tiếp cận nguồn vốn rẻ để duy trì sản xuất, triển khai các công trình đầu tư trong ngành thép, tạo điều kiện phát triển ổn định. Chính sách miễn giảm 50% thuế GTGT từ mức 10% xuống 5%, có hiệu lực từ 1/2/2009 đến hết 31/12/2009 cũng giúp các DN có điều kiện giảm giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó, gói kích cầu trị giá khoảng 6 tỷ USD co tác động rất tốt đến sức tiêu thụ sản phẩm thép, khiến thị trường thép trong nước mở rộng đáng kể. Nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở cho sinh viên được tiếp thêm vốn đã được triển khai. Rồi các chính sách về thuê nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng co lợi cho sản xuất thép trong nước, như tăng thuê nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%; tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%, thép cuộn cán nguội từ 7% lên 8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%; tăng thuế nhập khẩu thép cuộn hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%; tăng thuế nhập khẩu cáp thép từ 0% lên 3 %... Hiệp hội Thép VN hi vọng, sự phục hồi của thị trường thép cuối năm 2009 sẽ tiếp tục trong năm 2010 này, với tốc độ tăng trưởng dự kiến từ 10 - 12%.

Tôi nhớ không nhầm, khép lại năm 2009, ngành thép trở thành một trong số ít ngành công nghiệp nặng có tốc độ tăng trưởng hai con số. Sản xuất tăng 25%, tiêu thụ tăng hơn 30% so với năm 2008 (đối với thép xây dựng). đây quả là một kỳ tích sau giai đoạn khủng hoảng tưởng không dễ thoát. Theo tôi, ngành thép năm 2010 trên thế giới nói chung và VN nói riêng chắc chắn sẽ phát triển bởi sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009. Sự tăng trưởng kinh tế, trong đó có các gói kích cầu của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ được chuyển tiếp ưu đãi lãi suất sang năm 2010, trong đó sắt thép chiếm tỷ trọng đáng kể.

- Để thị trường thép VN ổn định và phát triển, theo ông cần phải có những yếu tố nào ?

   Để thị trường thép VN phát triển ổn định, theo tôi trước hết là các DN VN trong ngành thép nói riêng phải có tinh thần đồng đội, cạnh tranh lành mạnh, không chạy đua quá nóng vội. Ngoài ra yếu tố quan trọng hơn cả là chính sách rõ ràng, ổn định của chính phủ như thuế, tỷ giá, tín dụng...

- Được biết vừa qua Cty Tiến Lên có bổ sung mở rộng thêm một số ngành nghề kinh doanh. Vậy xin ông cho biết cụ thể hơn về vấn đề này của tập đoàn ?

Năm 2009 tập thể HĐQT, Ban giám đốc Tiến Lên đã mạnh dạn đề ra mục tiêu đầu tư và phát triển nhiều dự án lớn. Đáng kể nhất là đầu tư vào nhà máy thép Bắc Nam tại khu công nghiệp Tam Phước, huyện Long Thành, đầu tư cảng biển, nhà kho tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, đầu tư dự án KDC tại xã An Phước, huyện Long Thành, xây dựng cao ốc văn phòng làm việc 10 tầng... Năm 2010 Tiến lên sẽ tiếp tục đầu tư vào sản xuất trong lĩnh vực thép với những sản phẩm hiện trong nước chưa sản xuất được.

Ngoài ra, Tiến Lên còn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, cảng nước sâu, phân phối và kinh doanh ôtô... Hiện nay, Tiến Lên đã hoàn tất việc đầu tư xây dựng cơ bản cho nhà máy thép Bắc Nam và đang triển khai giai đoạn lắp đặt dây chuyền, máy móc thiết bị giai đoạn 2. Vừa qua, Cty trúng thầu lô đất 8,36 ha tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Cty đã lập dự án xây dựng khu dân cư và trung tâm thương mại tại khu vực này. Để triển khai 2 dự án trên Cty đã họp HĐQT, xin ý kiến đại hội cổ đông nhằm phát hành thêm 12 triệu cổ phiếu ước khoảng 300 tỷ đồng. Trong đó dự án thép Bắc Nam giai đoạn 2 là 132 tỷ đồng, dự án khu dân cư và Trung tâm Thương mại An Phước (khu bò sữa Long Thành là 160 tỷ đồng).

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Khắc Lãng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • SPT và SK Telecom đã đạt thỏa thuận nguyên tắc lập liên doanh
  • Một “người Mỹ lắng nghe”
  • Vinashin hứa “bù đắp” cho Petro Vietnam
  • Hỏi chuyện người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2009
  • Nội thất Đài Loan đổi thương hiệu vì bị nhái
  • Xây dựng thương hiệu rượu truyền thống: Không phải quá khó
  • Chip Intel “Made in Vietnam” xuất xưởng vào 7/2010
  • "Khó tránh khỏi xu hướng chuyển việc trong đầu năm tới"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao