Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thợ hàn nhận lương tương đương sếp doanh nghiệp

Ông Bùi Quang Hiền, quản lý tổ hàn Công ty đóng tàu Triyards (đóng tại Cát Lái, TP.HCM), cho biết lương thợ hàn kỹ thuật cao tại nơi đây ở mức 6-9 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra thợ hàn kỹ thuật cao đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) cũng đạt mức thu nhập hàng ngàn USD/tháng. Các chuyên gia về đào tạo nhân lực và thị trường lao động nhận định nhu cầu tuyển dụng thợ hàn kỹ thuật cao hiện nay có khá lớn, đào tạo đến đâu “cháy hàng” đến đó.

Nhu cầu cao

Ông Lưu Văn Lực, trưởng phòng đào tạo Trường cao đẳng Nghề Lilama 2 (ở Đồng Nai), cho biết các học viên nghề hàn tại đây ra trường đều có việc làm. Thị trường lao động đang hút nghề này nên doanh nghiệp muốn tuyển được phải đưa ra mức lương hấp dẫn. Trong số 12 doanh nghiệp đến trường này tuyển lao động hồi quý 1-2012 thì nghề hàn có số lượng đặt hàng dẫn đầu. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu khí, chế tạo giàn khoan, tàu biển, thi công công trình... đều có nhu cầu sử dụng thợ hàn.

Trong khi đó, ông Trần Viết Phú, trưởng phòng đào tạo Trường cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ TP.HCM, cho hay các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng nhân lực nghề hàn kỹ thuật cao. Mỗi năm có trên 100 doanh nghiệp đến đây đặt hàng nhà trường với số lượng tuyển dụng lên đến 400-500 người, tuy nhiên đầu ra của trường hiện nay chỉ 50 người/khóa. Ông Phú cho rằng học nghề hàn bây giờ rất khỏe vì học viên được tiếp cận với máy học hiện đại, ra trường được săn đón. Tuy nhiên tâm lý người học nói chung muốn có công việc nhàn hạ, chuộng học đại học mà quên rằng cơ hội nghề nghiệp phát triển tương lai thực tế mới là quan trọng.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, trưởng phòng dạy nghề (Sở Lao động-thương binh - xã hội TP HCM), nhận định trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo chưa có sự đầu tư tương xứng để đào tạo đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Còn ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, cho hay TP HCM mỗi năm cần 500-700 thợ hàn kỹ thuật cao nhưng số lượng học viên ra trường chỉ đáp ứng nhỏ giọt.

Học mau ra nghề, có việc ngay

Ông Trần Viết Phú cho hay học viên muốn theo học nghề hàn tại Trường cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ TP.HCM có thể tự chọn một trong nhiều khóa học phù hợp. Cụ thể, đối với người lao động đã biết hàn có thể đăng ký học lớp chuyên đề công nghệ nâng cao 3-6 tháng. Còn các khóa học trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm) nhà trường tuyển sinh đều đặn hằng năm.

Tại trường này người học có thể đạt “đẳng cấp” hàn 6G, tiêu chuẩn thợ hàn trong nghề xem là “đỉnh cao của nghề hàn”. Vị trí hàn 6G là tư thế hàn khó, yêu cầu người học phải thông thạo những kỹ năng hàn ban đầu là vị trí hàn thép tấm từ 1G-4G, kỹ năng hàn ống từ vị trí 1G, 2G, 5G. Người thợ biết hàn 6G được doanh nghiệp tuyển dụng ưa chuộng và quá trình học ra nghề không mất nhiều thời gian. “Người học có quyết tâm là học được. Bởi vì để đạt được kỹ năng hàn 6G thì học viên trước đó được trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản từ 1G- 5G nên sẽ dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật cao hơn”, ông Trần Viết Phú cho biết.

Cơ hội xuất khẩu lao động cao

Ông Lưu Văn Lực cho biết cơ hội đi XKLĐ với thợ hàn kỹ thuật cao cũng khá nhiều, những thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Đức... đều có nhu cầu cao.

Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết phía Cơ quan lao động Liên bang Đức và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức đã phỏng vấn một số thợ hàn tại Trường Lilama để phân tích đánh giá kết quả. Nếu chất lượng nghề các thợ hàn này đạt chuẩn thì các bước tiếp theo sẽ là đào tạo thêm chứng chỉ hàn (tiêu chuẩn Đức) và tiếng Đức để qua Đức làm việc. Theo ký kết trên, đợt đầu sẽ có 20 thợ hàn được tuyển chọn. Mức lương tại Đức hiện dao động 800-2.500 euro trở lên tùy công việc, ngành nghề.

Trước đó trong năm 2009, 2010 Công ty XKLĐ Suleco (thuộc Sở Lao động - thương binh - xã hội TP.HCM) đã đưa được hơn 40 lao động qua Bồ Đào Nha làm việc, chủ yếu là thợ hàn 6G và thợ lắp ống dẫn trong ngành dầu khí với thu nhập đạt 3.000-3.500USD/tháng.

(Theo Tuổi Trẻ)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Cà phê cuối tuần: “Không tái cấu trúc là chết”
  • Năm 2012, nhiều CEO nhận thù lao 3 triệu/tháng
  • Kỹ sư Viettel nhận lương 32 triệu đồng/tháng
  • “Công tử” tập đoàn
  • Bán hết cổ phiếu: Nhiều ông chủ từ bỏ DN?
  • "Vua nước chấm" Masan Consumer qua những con số ấn tượng
  • Đam mê và nghị lực
  • Cà phê cuối tuần: “Ghế nóng” tại Techcombank
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao