Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương hiệu chỉ là một nhân tố giúp doanh nghiệp phát triển

Cuối tuần qua, Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank) được trao “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010”. TS. Tạ Bá Long, Chủ tịch HĐQT GP.Bank đã có cuộc trao đổi với phóng viên về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu.
 
Trước hết, xin chúc mừng GP.Bank đã đạt giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010”. Theo ông, sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của GP.Bank?

Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2010” là giải thưởng lớn ở cấp quốc gia, xác định đẳng cấp của doanh nghiệp (DN). Vì vậy, đây là một vinh dự lớn không phải DN nào cũng có được. Giải thưởng không chỉ khẳng định uy tín của GP.Bank trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam, mà còn là sự ghi nhận những nỗ lực và đóng góp xứng đáng của GP.Bank cho hệ thống tài chính-ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Bên cạnh việc GP.Bank được xếp thứ 86 trong bảng xếp hạng VNR500 2009 (Top 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2009), giải thưởng này là nguồn cổ vũ và tạo động lực lớn giúp GP.Bank tiếp tục hoàn thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín thương hiệu, đem lại lợi ích cao nhất cho các khách hàng.

Việc trở thành “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia” có giúp GP.Bank gia tăng giá trị thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính – ngân hàng?

Chắc chắn là có. Đạt giải “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia” không chỉ khẳng định giá trị thương hiệu, mà còn là cơ hội tốt để GP.Bank quảng bá thương hiệu của mình tới khách hàng và công chúng, có cơ sở thuyết phục họ đến với ngân hàng. Hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, việc phát triển, kinh doanh của GP.Bank tới đây sẽ thuận lợi hơn, công chúng biết tới nhiều hơn. Đó là giá trị có thể nhìn thấy mà Giải thưởng này mang đến cho GP.Bank.

Việc tạo dựng được một thương hiệu mạnh có phải là “phiếu bảo lãnh” cho sự thành công trong kinh doanh của DN không, thưa ông?

Thương hiệu không bảo đảm thành công cho DN, mà chỉ là một nhân tố thuận lợi giúp cho DN đó phát triển mà thôi. Muốn thành công, DN không chỉ cần có thương hiệu mạnh, uy tín, mà còn phải có một chiến lược phát triển và kinh doanh đúng và hiệu quả. Vì vậy, nếu chỉ tập trung vào “đánh bóng” thương hiệu, mà không chú trọng xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ thì sẽ là sai lầm và rất khó để phát triển ổn định và bền vững.

Thực tế cũng đã chứng minh có không ít thương hiệu mạnh trên thế giới, nhưng cũng không tránh khỏi sụp đổ, chẳng hạn như Tập đoàn Năng lượng Enron, Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ. Tuy nhiên, nếu thương hiệu không được chú trọng đúng mức và quảng bá rộng rãi thì rất khó thu hút được nhân tài, hấp dẫn nhà đầu tư và mời gọi khách hàng. Do đó, bên cạnh việc đầu tư đúng mức cho công tác quảng bá thương hiệu, GP.Bank không ngừng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin... nhằm nâng cao uy tín thương hiệu và chinh phục những khách hàng khó tính nhất.

GP.Bank có kế hoạch gì sau khi đạt được Giải thưởng danh giá này?

Việc nhận được Giải thưởng danh giá này là một cơ hội lớn, giúp cho GP.Bank tiếp tục phát triển nhanh, thuận lợi hơn, nên GP.Bank sẽ phải tận dụng ngay cơ hội này để đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược phát triển của mình.

Trong thời gian tới, GP.Bank sẽ thực hiện việc tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, tạo điều kiện để đầu tư cho công nghệ, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. GP.Bank cũng đang thực hiện lộ trình lưu ký cổ phiếu theo Luật Chứng khoán và dự kiến kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2011.

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao