Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2009 Năm bị kiện tụng của Intel

2009 Nam bi kien tung cua Intel

Hết gặp rắc rối với cơ quan chống độc quyền về sản phẩm vi xử lý (CPU) của hãng, nay Intel lại phải đối mặt với nguy cơ mới: chip đồ họa của hãng sẽ bị Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC) điều tra.

Từ xưa tới nay, các cáo buộc độc quyền với Intel chủ yếu nhắm vào sản phẩm CPU của hãng. Cụ thể, Intel bị cáo buộc lợi dụng vị thế độc quyền của mình đề chèn ép các đối thủ nhỏ con khác, trong số đó có AMD. Ở mức cụ thể hơn, Intel bị tố là trả tiền cho các nhà sản xuất PC để họ loại bỏ sản phẩm chip AMD, thay vào đó chỉ sử dụng duy nhất chip Intel. Tuy nhiên, vụ AMD về cơ bản đã được dàn xếp ổn thỏa sau khi Intel trả cho hãng này 1,25 tỉ USD để “bịt miệng”. Thế nhưng, sóng gió không phải thế mà qua đi, hãng Nvidia vừa chính thức khởi kiện Intel vì cho rằng hãng này có hành vi độc quyền đối với dòng sản phẩm chip đồ họa (GPU) mà Nvidia đang là nhà cung cấp chính.

Cạnh tranh chip đồ họa

Tuy là hãng cung cấp chip đồ họa rời hãng đầu thế giới, nhưng xét về thị phần thì Nvidia lại đứng sau Intel, vốn tích hợp sẵn chức năng đồ họa vào CPU. Cung cấp cấp sẵn các bộ chipset có chip đồ họa tích hợp cho toàn bộ dòng CPU của hãng này. Theo ước tính của Mercury Research, tổng giá trị thị trường chip đồ họa, bao gồm cả đồ họa tích hợp, trong năm 2009 là 10 tỉ USD. Đây cũng là lý do tại sao mà cuộc chiến cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng nóng bỏng không kém so với lĩnh vực CPU.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, Nvidia sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc tranh chấp này, bởi AMD đã rút lui, và giờ đây để có thể thắng kiện, hãng sẽ phải chứng minh chip đồ họa bị gây tổn hại thế nào trong quá trình phát triển công nghệ máy tính. Trong khi đó, luật sư chính của Intel, Doug Melamed, thẳng thừng tuyên bố rằng các cáo buộc của FTC là hoàn toàn dựa trên những cáo buộc vô căn cứ, và chưa được điều tra.

Một trong những lĩnh vực và FTC nhòm ngó là chipset dành cho netbook. Hiện mảng thiết bị này đang bị Intel khống chế với hầu hết các lõi chip sử dụng cho netbook là Atom. Vấn đề ở chỗ, những con chip Atom này lại sử dụng cơ chế tích hợp chip đồ họa cho lõi chip chính. Cũng trên thị trường này, Nvidia bán chipset Ion và phải cạnh tranh vất vả với sản phẩm đồ họa tích hợp của Intel.

“Cậy quyền, cậy thế”

Cáo buộc của FTC nói để chiếm thế thượng phong, cũng như để kìm nén đối thủ Nvidia, Intel đã tính giá cao hơn những dòng sản phẩm netbook dùng chip Atom mà không sử dụng chipset tích hợp đồ họa của hãng. Cũng theo FTC, Intel chỉ trợ giá cho những OEM nào sử dụng chipset Intel cho sản phẩm đầu cuối, và dĩ nhiên chính sách này không hề dành cho những sản phẩm cạnh tranh.

Trong khi đó, CEO Nvidia Jen Hsun Huang thì nói rằng động thái kiện tụng của hãng chỉ là để Intel không độc quyền trong lĩnh vực cung cấp chipset mà thôi. “Chúng tôi hy vọng là sẽ ngăn chặn được Intel độc quyền trong lĩnh vực GPU,cũng như giúp mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn”.

Theo cáo buộc của Jen Hsun Huang, Intel tính giá gói chipset Atom (gồm 3 con chip) là 25USD, nhưng nếu nhà sản xuất lựa chọn giải pháp chipset Ion của Nvidia thì họ sẽ bị tính giá 45USD, tức là gần gấp 2 lần. Huang cho rằng đây là một hành vi “cậy quyền, cậy thế”, ép buộc các nhà cung cấp sản phẩm phải lựa chọn thiết bị của Intel nếu họ muốn giảm bớt chi phí đầu tư.

Còn Intel thì sao, phát ngôn viên của hãng này - Chuck Mulloy nói rằng hành động trên là hợp pháp. “Chúng tôi chẳng làm gì sai trái cả, mọi thứ đều tuân theo quy định của luật pháp thế giới”.

Trong lĩnh vực netbook, Nvidia đã gần gây dựng lại “đế chế” của mình với một số khởi sắc trong năm nay. Nhiều hãng như HP, Lenovo, và một số nhà sản xuất netbook để chuyển sang sử dụng giải pháp Ion của Nvidia. Dĩ nhiên Intel không vui vẻ gì với điều này. Túi tiền cũng như thị phần của họ dần bị thu hẹp từ sự lớn mạnh của Nvidia. Trong bối cảnh đó, nhiều “chiêu thức” mới cũng được Intel áp dụng để “bóp chết” đối thủ cạnh tranh.

Vẫn theo cáo buộc của Nvidia, và FTC đang điều tra theo hướng Intel đã vi phạm luật chống độc quyền khi không cho Nvidia tích hợp chipset GPU vào các sản phẩm CPU Intel. Tháng 2 đầu năm vừa rồi, Nvidia đã nộp đơn khẩn cấp lên FTC tố cáo Intel ép hãng này phải dừng phát triển chipset cho công nghệ vi xử lý “Nehalem” mới của Intel (được biết đến với cái tên dòng chip Core i). “Intel đã ngăn không chip chipset GPU của Nvidia kết nối với CPU Intel. Trước đây vẫn chúng tôi vẫn làm được điều này, còn nay thì không, và điều nguy hiểm nhất là trong tương lai toàn bộ chipset GPU tích hợp của Nvidia sẽ không thể kết nối với nền tảng CPU Intel”.

Trong khi đó, Intel nói rằng thỏa thuận hợp tác về chipset giữa hãng này với Nvidia chỉ có thời hạn 4 năm, và không bao gồm việc gia hạn đối với các dòng chip tương lai tích hợp bộ điểu khiển bộ nhớ của hãng này. Intel cũng nói rằng cả hai đã ngồi vào bàn đàm phán trong suốt hơn mộ năm qua, nhưng rốt cuộc vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.

Tiền phạt

Cáo buộc của Nvidia, FTC với Intel diễn ra trong bối cảnh hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới này đang phải đối mặt với khoản tiền phạt kỷ lục 1,45 tỉ USD của EC.  FTC mô tả vụ kiện mới nhất là cực kỳ nghiêm trọng, nói rằng đây là hành vi “làm giá” trái phép lớn nhất thập kỷ trong lĩnh vực chip máy tính, khiến cho các đối thủ và những nhà sản xuất PC phải lao đao.

FTC nói rằng sẽ tìm kiếm sự thay đổi trong hành vi của Intel thay vì một khoản tiền phạt khổng lồ như thông lệ. Tổ chức này cũng nói rằng họ muốn Intel từ bỏ những hành vi “đe dọa, trợ giá để khuyến khích độc quyền, gây tổn hại tới cạnh tranh công bằng, và làm phương hại tới quyền lợi khách hàng”. Vụ kiện này dự kiến sẽ được đem ra xét xử và phán quyết lần cuối vào cuối năm tới.

Hiện Intel đang kháng cáo phán quyết tiền phạt 1,45 tỉ USD của châu Âu, và 18,6 triệu USD từ cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc. Ngoài ra, hãng này cũng đang đau đầu với cáo buộc độc quyền của Tổng Chưởng lý bang New York. Những vụ kiện này có khả năng sẽ khiến cho Intel mất hàng tỉ USD.

Hiện trên thị trường CPU, Intel đang chiếm 80% thị phần, và phần còn lại thuộc về AMD. Intel cũng chiếm quá bán thị phần chip đồ họa, trong khi các đối thủ Nvidia và bộ phận ATI của AMD chiếm giữ phần còn lại, chủ yếu là lĩnh vực chip đồ họa rời.

(Theo Vnmedia)

  • Samsung “trảm” CEO
  • Apple đứng ngoài cuộc suy thoái
  • Vay 145,7 triệu USD cho dự án polypropylene
  • GM Trung Quốc muốn xâm nhập thị trường Ấn Độ
  • “Rạn nứt” từ Vama?
  • MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G
  • Tập đoàn Avnet mua lại Sunshine
  • 70 công ty Đan Mạch tìm cơ hội hợp tác ở Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao