Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 vấn đề cần gấp rút giải quyết để gỡ khó cho DNNVV5 vấn đề cần gấp rút giải quyết để gỡ khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện có 349.300 doanh nghiệp (DN), trong đó, hơn 95% là DN nhỏ và vừa (DNNVV). Khối DN này được đánh giá là khu vực kinh tế phát triển năng động của nền kinh tế với việc sử dụng 50,13% lao động, nộp ngân sách chiếm 17,64% và đóng góp 40% GDP.

 Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái, DNNVV chính là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Làm gì để gỡ khó cho DN và vực dậy khu vực kinh tế này chính là chủ đề chính được thảo luận tại Diễn đàn DNNVV diễn ra ngày 18-11 tại Hà Nội.

 20% số doanh nghiệp đang ở tình trạng hết sức khó khăn

Trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, khu vực DNNVV đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam, khối DN này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận vốn. Theo ông Lý Đình Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng DNNVV khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng xuất phát từ chính những hạn chế của DN. Hiện đa số DNNVV phát triển từ hộ kinh tế gia đình, lãnh đạo có trình độ học vấn thấp. Khi cần vay vốn, chủ DN thường vội vàng thuê người viết. Những dự án chắp vá thường không thể thuyết phục được ngân hàng. Nhận xét về vấn đề này, ông Nguyễn Viết Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết: Mặc dù thủ tục cho vay của ngân hàng còn khắt khe, song phải thừa nhận rằng, DNNVV cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Hiện hệ thống thông tin tài chính của DN thường thiếu minh bạch, thậm chí không có. Khả năng quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng rất hạn chế. Đây là những lý do khiến ngân hàng e ngại khi cho vay vốn. Báo cáo của Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước công bố gần đây cho thấy có tới 50% DN ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với ngân hàng với số dư nợ là 299.472 tỷ đồng. Như vậy, 50% còn lại vẫn phải tự xoay xở từ những nguồn tín dụng không chính thức.

 Trong bối cảnh nội lực của các DNNVV còn hạn chế về vốn, nhân lực, công nghệ… nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới lại ập tới, tác động đến nền kinh tế và từng DN Việt Nam. Điều tra của Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho thấy, 20% DN đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn; khoảng 60% DN rơi vào tình trạng sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất; chỉ có khoảng 20% DN có cơ hội vượt qua lạm phát và nguy cơ suy thoái. Theo các chuyên gia kinh tế, những DN đầu tư quá sức so với năng lực thực tế hay rót vốn vào dự án kém khả thi sẽ khó thoát khỏi nguy cơ phá sản.

 Làm gì để giúp DNNVV vượt qua thách thức?

Vấn đề đặt ra là, phải làm gì để khuyến khích cộng đồng DN Việt Nam, đặc biệt là DNNVV vượt qua những thách thức hiện nay? Ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội kiến nghị, Nhà nước nên tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng cùng những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm giúp DNNVV không rơi vào phá sản do thiếu vốn.

 Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề xuất 5 điểm cấp bách để trợ giúp DNNVV. Theo đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn cho các DN gặp khó khăn do lạm phát với lãi suất hợp lý; xem xét giãn nợ hay miễn thuế cho DN theo quy định; cải cách thủ tục hành chính; kiến nghị lập quỹ hỗ trợ DNNVV và tiếp tục thúc đẩy thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng. Theo ông, việc tháo gỡ khó khăn về vốn là điểm mấu chốt, giúp DN sớm ổn định sản xuất, kinh doanh. 

 Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ DN của Chính phủ, VCCI đã đề xuất một số giải pháp: tăng cường thông tin và đối thoại về thực trạng nền kinh tế nhằm dự báo và định hướng chính xác cho DN; tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ kinh phí cho DNNVV xúc tiến xuất khẩu; miễn, giảm thuế thu nhập cho DN mới thành lập…

 Để giúp DN dễ dàng hơn khi tiếp cận với nguồn vốn, ông Nguyễn Viết Mạnh cho biết: Hiện Vietinbank đã thành lập bộ phận chuyên trách phục vụ DNNVV tại các chi nhánh. 50% khách hàng của Vietinbank hiện là DNNVV với dư nợ tín dụng cho vay khoảng 45.000 tỷ đồng. Đây cũng là một thông tin vui đối với những DNNVV đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh...

 Với những giải pháp hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành, khối DNNVV sẽ có cơ hội vượt qua thử thách, tiếp tục là khu vực kinh tế phát triển năng động của nền kinh tế.

( theo báo Hà nội mới )

Bài thuộc chuyên đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao