Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Băn khoăn với mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng

Năm 2010, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), đơn vị hiện nắm giữ 40% thị phần xi măng cả nước, đặt mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng trong tổng sản lượng 19 triệu tấn.
 
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, 1 triệu tấn xi măng xuất khẩu là mục tiêu thử thách đối với các DN thuộc Vicem. Lý do là, từ nhiều năm nay, ngành xi măng nước ta luôn ở trong tình trạng cung không đủ cầu, nên chưa tập trung nhiều vào việc khai thác thị trường xuất khẩu.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Tùng, Chánh văn phòng Vicem cho biết, việc xuất khẩu xi măng của Vicem sẽ được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm, bởi hiện tại, Vicem và các DN đang ráo riết thương thảo với đối tác về những điều kiện cần cho công tác xuất khẩu xi măng như giá cả, phương tiện vận chuyển...

Hiện tại, các dây chuyền sản xuất xi măng trực thuộc Vicem đều chạy hết công suất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dự kiến, từ sau tháng 6, khi các hợp đồng xuất khẩu được ký kết, các DN sẽ chính thức xuất khẩu xi măng. Đối với những DN đã có thị truờng xuất khẩu và có khách hàng rồi, thì kế hoạch vẫn đang tiếp tục được triển khai theo hợp đồng DN đã ký.

Ông Tùng cho biết, Trung Đông, Campuchia, Lào và Trung Quốc sẽ là các thị trường xuất khẩu của DN, trong đó, đích đến lớn nhất sẽ là thị trường Campuchia, với nhu cầu tiêu dùng đang tăng mạnh.

Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 90 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất xi măng, trong đó có 33 thành viên thuộc Vicem, 5 công ty liên doanh, hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác.

Trước sức ép từ dư thừa xi măng, gần đây, các công ty trong và ngoài Vicem đều đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu, bên cạnh việc cạnh tranh quyết liệt ở thị trường nội địa. Do đó, công tác chuẩn bị thị trường xuất khẩu của các DN thuộc Vicem đang chịu sự cạnh tranh khá mạnh.

Có một thực tế là, trước dự báo nguồn cung xi măng sẽ lớn hơn cầu, từ vài năm trước, Vicem đã chỉ đạo các DN lên kế hoạch xúc tiến xuất khẩu. Trong đó, một số công ty xi măng như Cẩm Phả, Hoàng Thạch, Hà Tiên 1, Hoàng Mai... đã xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường châu Phi, Trung Đông, Campuchia..., với số lượng ban đầu nhỏ lẻ, mang tính chất thăm dò và làm thị trường là chính.

Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá) đã tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình bằng con đường xuất khẩu từ năm 2000. Theo ông Nguyễn Sỹ Ngọc, Phó giám đốc Công ty, mặc dù rất nỗ lực tìm kiếm, nhưng Công ty mới chỉ xuất khẩu được sang thị trường Lào. Cao điểm là năm 2001, Công ty xuất khẩu được hơn 100.000 tấn, nhưng năm 2008 tụt xuống 15.000 tấn và năm 2009 chỉ xuất được 10.000 tấn. Ông Ngọc chia sẻ, xuất khẩu sang Lào ngày càng khó, bởi gần đây, thuế nhập khẩu xi măng của Lào đã tăng mạnh.

Mặc dù thừa nhận công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng gặp không ít khó khăn, song đại diện Vicem vẫn tỏ ra lạc quan, vì một số DN trực thuộc đã có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về công nghệ, môi trường... của một số nước nhập khẩu. Tất cả các nhà máy xây dựng gần đây được đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng...

Tuy nhiên, đại diện cho Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn, DN thành viên của Vicem, lại khá e dè. Ông Lương Quang Khải, Giám đốc Công ty cho biết, năm 2010, Xi măng Bút Sơn chỉ tập trung sản xuất và tiêu thụ tại nội địa. Còn về phần xuất khẩu sẽ do Vicem đàm phán và nếu có chỉ đạo, Công ty luôn sẵn sàng để cung ứng xi măng chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn cho xuất khẩu. Cũng theo ông Khải, các DN hiện mới chỉ xuất khẩu được một lượng nhỏ xi măng sang Trung Đông, Campuchia, Lào. Đối với thị trường châu Âu, Mỹ..., các DN sản xuất xi măng nước ta chưa thâm nhập được, bởi các thị trường này đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, chất lượng.

(Theo Thế Hải // Báo đầu tư)

  • HAGL: Chọn Lào để đầu tư
  • Lilama 69-1: Khẳng định vị thế tổng thầu
  • DINCO khởi công phần tháp dự án The Summit
  • VNPT: Cung cấp dịch vụ Bảo hiểm cho vệ tinh Vinasat 1
  • Khánh thành tòa nhà thông minh CMC
  • Nhà đầu tư "khu đất vàng" đề nghị hỗ trợ ngân sách TPHCM 1.500 tỉ đồng
  • Đệ trình hồ sơ liên doanh giữa SK Telecom và S-Fone lên Chính phủ
  • VNPT đưa Internet cáp quang đến tận nhà thuê bao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao