Phó thủ tướng Lào Xổm Xa Vạt Leng Xa Vát (người đi đầu) và ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch tập đoàn HAGL (bìa phải) thăm các công trình an sinh xã hội của HAGL tại Attpaeu - Nam Lào |
“Bản doanh” của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trên đất Lào chỉ cách cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum) khoảng 200 km đường rừng. Chúng tôi đến đất Lào vào dịp HAGL bàn giao một số công trình an sinh xã hội tại tỉnh Attapeu (Nam Lào).
Đất lành chim đậu
Chính phủ Lào đã giao cho HAGL 31,000 ha đất rừng để chuyển đổi trồng cao su tại tỉnh Attapeu - Nam Lào. Hiện tại HAGL đã trồng được 12,000 ha cao su, có diện tích đã trồng được từ 1-2 năm và xây dựng hình thành các nông trường, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy chế biến mủ cao su, nhà ở cho hơn 800 công nhân từ VN sang làm việc tại đây, còn lại 15,000 ha đất rừng đang khảo sát và chuẩn bị trồng mới. Khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 tới hai dự án thủy điện Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 có công suất 120 MW được thi công. Một mỏ sắt lộ thiên tại huyện Đăk Chưng với trữ lượng trên 100 triệu tấn. Một mỏ đồng tại tỉnh Xê Kông và một dự án bất động sản tại Vientiane. Hiện tổng đầu tư của HAGL tại Lào đã lên đến 450 triệu USD. Ông Đức cho biết, môi trường kinh doanh ở Lào rất tốt. Đất đai Lào phì nhiêu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây cao su phát triển, đem lại năng suất cao; giá thuê đất hợp lý chỉ có 7 USD/ha/năm... Hơn nữa các lĩnh vực HAGL đầu tư tại Lào cũng nằm trong danh mục đầu tư của Cty mẹ HAGL tại VN.
Ông Đức còn cho biết, thuận lợi nhất là tỉnh Attapeu chỉ cách Cty mẹ HGAL (Kon Tum) trong bán kính trên 200 km. Vì vậy, tính đến thời điểm này, trong tổng số 51,000 ha trồng cao su HAGL đang sở hữu tại 3 nước: Lào, VN, Campuchia, trên đất Lào chiếm 2/3 diện tích. Và khi chính thức đi vào khai thác đồng loạt 51,000 ha cao su, hàng năm có thể thu hoạch khoảng 127.500 tấn mủ khô, mang lại doanh số khoảng 382,5 triệu USD; lợi nhuận khoảng 299,25 triệu USD. Và 20 năm sau bắt đầu khai thác gỗ thu về khoảng 3 triệu m3 gỗ phục vụ cho ngành chế biến gỗ với giá trị khoảng 750 triệu USD.
Không chỉ có vậy, các dự án trồng cao su và thủy điện của HAGL hiện đã được ngân hàng BIDV tài trợ 70% vốn trong thời hạn 10 - 12 năm. Số dư trên tài khỏan đầu năm 2010 gần 2,000 tỷ đồng. ngoài ra, mỗi tháng HAGL thu về khoảng 300 tỷ đồng từ các dự án bất động sản trong vòng 2 năm 2010 - 2011 và hàng loạt dự án bất động sản khác đang thi công, số tiền đã thu của khách hàng 45%. Dự kiến vào năm 2011 các dự án đã sinh lời. Riêng về mảng khoáng sản, HAGL đã ký hợp đồng bán với Trung Quốc trong năm nay khoảng 100.000 tấn và sản lượng tiếp tục tăng trưởng cho những năm tiếp theo. Vào thời điểm năm 2012 - 2013 bắt đầu thu lợi nhuận từ các sản phẩm cao su. Như vậy, khoảng năm 2014 HAGL sẽ đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước Lào nói chung và tỉnh Attapeu, tỉnh Xê Kông nói riêng. Tạo ra kim ngạch XK khoảng 300 triệu USD và đóng góp vào ngân sách lên đến 50 triệu USD năm.
Đầu tư gắn liền với an sinh xã hội
Thuận lợi trong đầu tư, nhưng khó khăn cũng không ít do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng. vì vậy HAGL đã tài trợ cho tỉnh Attapeu 30 triệu USD để xây dựng các công trình phục vụ đời sống dân sinh. Ý tưởng xây dựng một trung tâm hành chính quy hoạch bài bản, hiện đại nhất theo văn hóa Lào ngay tại huyện Phu Vông đã được HAGL triển khai đồng bộ, song song. Theo tính toán, khi dự án này hoàn thành, sẽ trở thành một đô thị mới cho khoảng 15.000 người dân Việt – Lào. Mới đây, HAGL đã bàn giao một chiếc cầu bắc qua 2 huyện Phu Vông và Say Sệt Thả, 100 căn nhà tái định cư đợt 1 cho người Lào, nột bệnh viện với 200 gường bệnh đang khởi công xây dựng, sẽ đi vào khám chữa bệnh năm tới...
Trong năm 2008, HAGL đã chuyển về VN 100 tỷ đồng lợi nhuận đầu tiên. Và như vậy, HAGL không những thắt chặt tình đoàn kết của hai nước mà còn đem lại những lợi ích kinh tế cho cả VN và Lào.
(Theo Minh Hương // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com