Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất hợp lý lương doanh nghiệp tư nhân

Chênh lệch lao động có thu nhập thấp nhất và khối quản lý lên tới hàng chục lần. - tinkinhte.com
Chênh lệch lao động có thu nhập thấp nhất và khối quản lý lên tới hàng chục lần. Ảnh: Đức Thanh
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, người lao động trong khối doanh nghiệp tư nhân đang bị trả lương quá thấp, mức chênh lệch giữa lương quản lý và người lao động lớn.
 
Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, lương của người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có nhiều dấu hiệu bất ổn.

Thống kê cho thấy, lương bình quân của người lao động ở khu vực này chỉ bằng 56,6% lương ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và bằng 68,4% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng chỉ trả lương cao hơn mức tối thiểu 7%.

Trong khi đó, giá cả các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng, mức tăng tiền lương cho lao động chưa đủ bù đắp mức tăng giá cả.

Cũng theo báo cáo từ Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay tiền lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp đang thấp hơn tiền lương của lao động tự do.

Cụ thể, nếu tiền lương bậc 1 (hệ số lương 2,34) của người lao động vừa tốt nghiệp đại học là 50.700 đồng/ngày thì lao động tự do, lao động nông nghiệp làm các công việc như bốc vác, giúp việc gia đình, gặt lúa... có thể kiếm được từ 80.000 đồng - 120.000 đồng/ngày.

Đối với lao động phổ thông hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì mức lương cũng chỉ nhỉnh hơn mức lương tối thiểu và đạt khoảng 1,3-1,5 triệu đồng/người/tháng.

Chính sự quá chênh lệch trong mức thu nhập này khiến một bộ phận lao động tự do, lao động nông nghiệp không còn muốn vào làm việc trong doanh nghiệp, nhất là  doanh nghiệp ở  các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất xa nơi cư trú. Điều này cũng lý giải vì sao thời gian gần đây các doanh nghiệp không thể tuyển được lao động phổ thông.

Lý giải về việc lương của người lao động thấp, hầu hết các doanh nghiệp đều vin vào lý do khủng hoảng kinh tế hoặc đơn vị còn nhiều khó khăn. Lý do mà doanh nghiệp đưa ra có nhiều khiên cưỡng và chưa đủ sức thuyết phục khi mà mới đây, một loạt số liệu cho thấy, họ đang trả lương cho người lao động thấp hơn mức có thể trả.

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cũng vừa đưa ra thống kê về mức lương, thưởng Tết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, trong khi mức lương năm 2009 của người lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước chỉ chênh nhau 3,7 lần thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh chênh nhau đến cả trăm lần. Cụ thể, nếu tính bình quân thì tiền lương của người lao động khu vực doanh nghiệp dân doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp FDI đã đạt mức 2,2 đến 2,3 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, những lao động có mức thu nhập thấp nhất chỉ đạt 1,1 triệu đồng/người/tháng, trong khi đó lương cho các chức danh quản lý ở hai khối doanh nghiệp này lên đến 50 triệu đồng/người/tháng đối với doanh nghiệp dân doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, và 140 triệu đồng/người/tháng đối với doanh nghiệp FDI.

Theo nhận định của một số chuyên gia, mức chênh lệch về lương trong từng doanh nghiệp cụ thể cho thấy mối quan hệ lao động không được hài hòa, đặc biệt là quan hệ về thu nhập, phân bố hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Người lao động ở những doanh nghiệp này phải chịu mức lương thấp không phải do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà do doanh nghiệp cố tình đánh giá thấp công sức lao động của họ.

Cũng theo các chuyên gia lao động, mức thưởng Tết hiện đang là vấn đề nhiều người lao động quan tâm và đánh giá kết quả 1 năm hoạt động của doanh nghiệp. Mức thưởng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có chênh lệch khá cao, người cao nhất lên đến 50 triệu đồng, trong khi đó người thấp nhất là 200.000 đồng, với địa bàn Hà Nội, chênh nhau lên đến 250 lần.

Riêng ở Đà Nẵng, thống kê cho thấy, mức chênh lệch lên tới hơn 2 nghìn lần với mức thấp nhất trên 70 nghìn đồng/người và cao nhất lên đến gần 150 triệu đồng/người.

Điều này cho thấy, một số doanh nghiệp tuy thừa khả năng trả lương tương xứng với công sức của người lao động nhưng họ chỉ trả ở mức thấp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ trả cho người lao động theo mức lương tối thiểu.

Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tăng lương tối thiểu ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là điều cần thiết. Điều đó vừa tạo sự ổn định trong doanh nghiệp, vừa tạo hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ người lao động trong bối cảnh cung - cầu lao động đang có sự mất cân bằng như hiện nay.

(Theo Phan Long // Báo đầu tư)

  • Thành lập FPT Telecom Miền Trung
  • Cơ hội từ liên kết
  • Airbus vượt Boeing thống trị ngành sản xuất máy bay
  • Chỉ số PCI: Công cụ giám sát của doanh nghiệp
  • Google trì hoãn tung ra hai sản phẩm điện thoại tại Trung Quốc
  • Viettel dồn dập đầu tư ra nước ngoài: Bước đi có suy tính?
  • Đề xuất điều chỉnh 4 đường bay quốc tế
  • Metro Cash & Carry sẽ xây dựng trung tâm thứ 12 tại Bình Định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao