Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt có “sống trong sợ hãi”?

Theo dự báo, từ nay đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn ở mức 23- 25%/năm và là một trong năm thị trường có khả năng sinh lời cao nhất. Thế nhưng, sự tham gia và cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành một mối lo ngại, khiến thị trường bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đi đến thái cực hết sức rủi ro.

Mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư ngoại

Công ty Lotte Mart – một công ty lớn thuộc tập đoàn Lotte Shopping bán lẻ khổng lồ tại Hàn Quốc mới đây đã quyết định tăng đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên đến 50 triệu đô la Mỹ. Theo kế hoạch của Lotte Mart, công ty này sẽ đóng góp 40 triệu USD, chiếm 80% khoản vốn gia tăng đầu tư, 20% còn lại sẽ do một công ty con ở Việt Nam đảm nhận. Ông Jee Ho, Phó tổng giám đốc điều hành Lotte Mart tại Việt Nam cho biết: Lotte có thể sẽ tăng thêm số vốn đầu tư vào Việt Nam nếu giai đoạn này hoạt động cho kết quả tốt. Với số vốn tăng mới, Lotte Mart sẽ mở thêm trung tâm bán lẻ thứ ba tại Việt Nam. Hiện công ty này đã có hai trung tâm bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh và một trung tâm đang được xây dựng tại Hà Nội.

Cuối tháng 2 vừa qua, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Takashimaya đã đến Việt Nam và hoàn thành việc ký hợp đồng thuê mặt bằng rộng 15.000m2 tại vị trí đắc địa của trung tâm Quận 1, TP.HCM. Để chuẩn bị cho sự đầu tư chính thức vào năm 2015, hiện tập đoàn này đang tiến hành thành lập văn phòng dự án và làm thủ tục đăng ký mở một công ty tại Việt Nam.

Cùng với đó, hướng tới tầng lớp người dân có thu nhập trung bình, đầu tháng 3/2012, Tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản cũng công bố dự án trung tâm mua sắm Aeon - Tân Phú Celadon tại Quận Tân Phú, TP.HCM với mức đầu tư lên đến 109 triệu USD….

Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2012, doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam có thể đạt mức 85 tỷ USD. Với mức doanh số bán lẻ nội địa luôn tăng trưởng những năm gần đây, ngành bán lẻ Việt Nam tiếp tục là lĩnh vực thu hút đầu tư nhất.  Nhờ vậy nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển dịch từ phương thức chợ truyền thống sang hướng thương mại hiện đại.

Sẽ cạnh tranh như thế nào?

Những khó khăn của nền kinh tế năm 2011 đã tác động mạnh đến kinh tế và thị trường bán lẻ Việt Nam. Sức mua giảm, sản xuất vẫn tiến hành trong khi hàng tồn kho nhiều…chính là những trở ngại lớn cản trở mức tăng trưởng của thị trường này. Tuy nhiên, với lý do còn “nhiều đất” và “không gian”, cơ hội để cho các doanh nghiệp Việt thực hiện “cải tổ” và “tái đầu tư” vẫn còn mở ra phía trước.

Ông Lê Tùng, GĐ Marketting của Hệ thống siêu thị điện máy Topcare, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu về lĩnh vực điện máy cho biết: Việc thay đổi chiến lược cho phù hợp với tình hình thị trường không những giúp Topcare có đủ lực cạnh tranh được với các đối thủ trong nước, ngay cả các “ông lớn” nước ngoài cũng phải có cái nhìn khác về doanh nghiệp này. Trong lúc một số số đơn vị phải trả lại mặt bằng, thu hẹp quy mô thì Topcare vẫn đang đứng vững và sẽ tiếp tục mở rộng thị phần bằng một điểm bán hàng mới tại Mê Linh Plaza, Hà Đông vào tháng 7 tới. Chưa kể, sự “trưởng thành” của Topcare vẫn đang được khẳng định khi doanh nghiệp này là đơn vị đầu tiên và là duy nhất được hãng điện tử nổi tiếng thế giới LG tin cậy, lựa chọn để tham gia vào mô hình Brand Shop của LG sẽ được khai trương ở địa chỉ 23 Láng Hạ, Hà Nội vào cuối tháng 5 này”.

Với các nhà bán lẻ trong lĩnh vực tiêu dùng như siêu thị CoopMart, Ông Nguyễn Tiến Dũng - GĐ Hệ thống siêu thị CoopMart Sài Gòn tại Hà Nội lại cho rằng:“Tất nhiên, sự tham gia của các nhà bán lẻ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm cách “cải tổ”. Tuy nhiên, khó khăn về mặt bằng đang là trở ngại đối với doanh nghiệp này và để cạnh tranh được, các doanh nghiệp Việt rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước.”

Theo ông Nguyễn Vĩnh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam phát triển từ kinh doanh nhỏ lẻ, đi lên từ hộ gia đình, nên trình độ quản lý còn thấp, nguồn nhân lực không ổn định, chưa xây dựng đước các chiến lược phát triển lâu dài. Giải quyết được bài toán mặt bằng có thể là bước đệm tốt, nhưng sắp tới, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn nữa tại thị trường Việt Nam. Khi đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải có những chiến lược lâu dài, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình mới có thể giữ được sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Dự báo của trang mạng Research and Markets (Mỹ) cho biết, đến năm 2014, kênh bán lẻ hiện đại sẽ chiếm vai trò chủ chốt của thị trường bán lẻ Việt Nam. Sức mua tăng, phong cách sống thay đổi là những lực đẩy chính, tác động tới văn hoá tiêu dùng tại thị trường này, đây cũng là một trong những lý do khiến các nhà bán lẻ ngoại dồn dập vào Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là lúc mà người ta nhìn thấy rõ nhất một thực tế của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ Việt: “mạnh thì sẽ sống, mà yếu thì sẽ chết”!

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Petrolimex bị truy thu thuế hơn 28 tỷ đồng
  • Cần công nhận địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội
  • 'Bán thân' cho quảng cáo
  • Chợ trong Trung tâm thương mại chết yểu
  • EVN “bắt tay” Alstom
  • Hỗ trợ doanh nghiệp: Một miếng khi đói...
  • Doanh nghiệp chủ động đăng ký để được gia hạn thuế
  • Nghe TGĐ Hoàng Anh Gia Lai nói về Hòa Phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao