Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nhà cung cấp dịch vụ di động: Loay hoay... 3G

Cả 3 "đại gia" (Vinaphone, Mobifone và Viettel) đã lần lượt cung cấp dịch vụ di động thế hệ thứ 3 (3G) và 2 trong số 3 nhà mạng trên đã chính thức phân phối chiếc điện thoại iPhone 3G-Apple tại thị trường Việt Nam. Thời gian chưa đủ để khẳng định thành công hay thất bại khi DN kinh doanh dịch vụ này, song thực tế có không ít vấn đề…



Dịch vụ 3G: "vướng" ở đâu?

Sau một thời gian cung cấp 3G, các DN cho biết họ có lượng thuê bao kha khá, trong đó Vinaphone 7 triệu, Mobifone 6 triệu. Song, một báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, sau khi kiểm tra về quản lý thuê bao trong tháng 4-2010 cho thấy lượng thuê bao 3G phát sinh lưu lượng thấp hơn nhiều so với công bố: Viettel, Vinaphone chỉ 1,5 triệu thuê bao, Mobifone 4 triệu. Khách hàng dùng 3G chủ yếu chỉ truy cập internet 3G, những dịch vụ khác rất ít... Vì sao lượng thuê bao 3G lại thấp như vậy? Lo ngại về lượng khách sử dụng 3G đã được dư luận đặt ra bởi nhiều lý do. Cụ thể, thu nhập của người dân chưa cao trong khi giá thiết bị đầu cuối để "chạy" công nghệ này không rẻ (khoảng 5 triệu đồng/máy), mặc dù Vinaphone đưa giá thiết bị chỉ 1,7 triệu đồng, nhưng việc bắt sóng 3G lại không ổn định. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ 3G DN cung cấp chưa tốt khi vẫn còn hiện tượng "nuốt sóng" giữa công nghệ 2G và 3G... Hiện, Mobifone có nhiều thuê bao 3G nhất, bởi lâu nay khách hàng của nhà mạng này vẫn được coi là có thu nhập cao, nên họ chuyển sang dùng 3G cũng là dễ hiểu. Ngược lại, Viettel tuy có lượng thuê bao lớn nhất, nhưng khách hàng được đánh giá là có thu nhập bình dân hơn, nên thuê bao 3G vẫn còn khiêm tốn.

Để có giấy phép triển khai 3G, 5 nhà mạng tại Việt Nam đã phải cam kết (gồm cả đặt cọc) đầu tư 2 tỷ USD cho hạ tầng, mạng lưới. Vậy, với lượng thuê bao 3G ít ỏi kể trên, khi nào họ mới thu hồi vốn? Có thể nói, đây không phải là vấn đề mới và quá lớn với Vinaphone, Viettel, Mobifone, bởi họ đều có chục triệu thuê bao mỗi mạng, nên đã có cơ sở vững chắc để thu hồi vốn sau này. Mặt khác, hầu hết các nhà mạng trên thế giới đã khai thác công nghệ 3G, phải mất 2-3 năm để hoàn thiện... do đó với 3 nhà mạng này việc phát triển thuê bao chỉ còn là thời gian. Nhưng, với liên doanh EVN Telecom và Vietnamobile lại là câu chuyện khác. Đến nay, lượng thuê bao của EVN chủ yếu là cố định không dây E-com và chắc hẳn khi bỏ ra số tiền lớn đầu tư 3G, người ta không chỉ nhằm phát triển thuê bao E-com, cho dù công nghệ này sẽ giúp chất lượng mạng thoát khỏi nạn can nhiễu do băng tần CDMA 450 Mhz đem lại. Nhưng, từ thực tế với lượng thuê bao di động ít ỏi, cộng với hạn chế từ thiết bị đầu cuối (máy CDMA không chuyển sang dùng 3G được) đang đặt cho nhà mạng này bài toán hỗ trợ thiết bị cho khách hàng cũ sang dùng 3G như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, với việc chính thức cung cấp 3G, EVN Telecom bước vào cuộc tái sinh lần 2 để cung cấp dịch vụ di động. Theo cam kết, trong tháng 6, Vietnamobile sẽ phải cung cấp 3G, song thông tin mà chúng tôi nhận được cho thấy dường như DN này đang "án binh bất động"…

iPhone 3G: nhà mạng bị "hố"?
Khi cả 3 "đại gia" cung cấp dịch vụ di động cho biết họ trở thành nhà phân phối iPhone Quả Táo 3G và 3Gs tại Việt Nam đã tạo nên cơn sốt trên thị trường và thu hút sự chú ý của dư luận xã hội. Song, khi Vinaphone và Viettel chính thức bán sản phẩm này, việc kinh doanh không đơn giản. Lý do cũng tương tự như việc phát triển thuê bao 3G là thu nhập của phần lớn người dân chưa phù hợp để mua chiếc điện thoại có giá cao này. Phải thực hiện một loạt cam kết rất chặt chẽ với nhà sản xuất Quả Táo, cộng với sức mua của thị trường trong nước hạn chế khiến các DN bị đẩy vào thế khó. Các DN đã nhập khẩu 14.500 chiếc iPhone (tương đương 9 triệu USD) và thực hư lượng tiêu thụ vẫn chưa được công bố, song thực tế 2 nhà mạng này đã phải điều chỉnh giảm giá bán nhằm đẩy hàng tồn trước khi nhập khẩu iPhone 4G. Với mức giảm 1 triệu đồng/máy so với giá cũ của Viettel, liệu chiếc điện thoại loại sang này có thu hút được khách hàng? Trong khi đó, mới đây Apple đã ra mắt iPhone 4G, với tính năng ưu việt hơn và có sức hấp dẫn với những người yêu công nghệ, có thu nhập cao... Nhưng, khi các DN phân phối tại thị trường Việt Nam, sẽ có bao nhiêu người đủ sức mua loại sản phẩm này?

Đối chiếu lại những gì mà DN phải bỏ ra để được trở thành nhà phân phối cho Apple, việc kinh doanh không như mong đợi, có đem lại lợi ích cho các nhà mạng...?

(Theo Việt Nga // Hanoimoi Online)

  • Doanh nghiệp xe đạp Việt Nam: Đối mặt với phá sản
  • Bánh kẹo Tràng An: Nét tinh hoa trong ẩm thực Hà thành
  • Báo chí và doanh nghiệp: Chuyên nghiệp hóa quan hệ
  • Yamaha Việt Nam tung ra Nouvo LX Limited
  • Nhà máy thép lớn nhất Việt nam được nâng vốn đầu tư lên 4,5 tỷ USD
  • Có người cho rằng, chúng tôi khoác lác
  • Uy tín chất lượng của Toyota giảm chóng mặt tại Mỹ
  • Metfone Viettel là nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất của năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao