Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu chuyện “trâu chậm uống nước đục”

Bãi kiểm hóa hàng xuất khẩu Tân Thanh rộng chỉ 1,2 héc ta, thua xa so với phía đối diện của Trung Quốc rộng 8-9 héc ra- Ảnh do Ban quản lý bãi kiểm hóa Tân Thanh cung cấp.

Cuối cùng thì Vụ Thương mại miền núi, Bộ Công Thương về cơ bản đã đồng tình với đề xuất của tỉnh Lạng Sơn và cửa khẩu Tân Thanh là phải mở rộng bãi kiểm hóa tại cửa khẩu này, ngõ hầu giải quyết tình trạng hàng xuất khẩu thường xuyên bị ách tắc, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Trâu chậm...

Bốn năm trước, trong lần cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM ghé thăm cửa khẩu Tân Thanh, có vị trong đoàn đã thốt lên: “Đúng là thị tứ miền biên viễn” khi chứng kiến khu vực cửa khẩu. Nhà lá, lều tạm thì nhiều mà nhà xây thì ít, đường sá tạm bợ và nếu trúng cơn mưa, đường trở nên lầy lội.

Khác xa với phía Tân Thanh của Việt Nam, chỉ cần vài bước chân, qua bên phía Pò Chài của Trung Quốc, đường sá xây dựng như ô bàn cờ, kèm theo là hệ thống kho tàng chứa hàng, bến bãi đậu xe container rộng rãi.

Sau khi đầu tư Trung tâm thương mại Hữu Nghị, Công ty cổ phần Tam Thanh ở TPHCM nhận thấy tình trạng xe chở hàng xuất khẩu của Việt Nam tranh giành chở hàng sang Trung Quốc, rồi chen lấn chở hàng từ Trung Quốc, nên đề xuất đầu tư xây dựng bãi kiểm hóa, phục vụ cho hải quan kiểm hóa hàng xuất khẩu gần 2 năm qua.

Tuy nhiên, nhu cầu kiểm hóa thì cao mà bãi thì chật hẹp, chỉ có 1,2 héc ta dành cho đỗ xe, chứa cao lắm 110-120 chiếc xe container chở hàng. Do vậy nên vào mùa thanh long, dưa hấu, nhu cầu xuất khẩu mỗi ngày 200-300 xe tải chở hàng, có khi lên 400 chiếc mà bãi kiểm hóa chỉ có thể làm thủ tục cao nhất cho 140 xe, dẫn tới ùn tắc, đậu trên đường hàng cây số.

Trong khi đó, phía Pò Chài của Trung Quốc thì họ đầu tư xây dựng 5 bãi chứa hàng và đỗ xe với diện tích 20 héc ta. Một doanh nghiệp áng chừng riêng phần bãi đỗ xe để kiểm hóa của họ rộng 8-9 héc ta.

Ùn tắc cũng lây lan

Mặc dù hiện nay, bãi kiểm hóa hàng dành cho xe tải chở hàng xuất nhập khẩu bên phía Pò Chài rộng gấp nhiều lần so với bên Tân Thanh của Việt Nam, nhưng theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trái cây thì tình trạng ùn tắc triền miên của phía Tân Thanh cũng lan sang bên phía Pò Chài. Bãi xe của Pò Chài chứa 4 loại xe là xe chở trái cây từ nội địa Trung Quốc tới bãi để bán sang Việt Nam; xe nội địa của Trung Quốc vào bãi chở trái cây Việt Nam; xe xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang và xe không có chở hàng của Việt Nam sang Pò Chài chở hàng nhập khẩu.

“Có những ngày xe chúng tôi sang nhưng bãi Pò Chài ùn tắc, phải nằm trên đường chờ, lắm lúc cảng sát giao thông ở Bằng Tường của Trung Quốc tới giữ trật tự giao thông. Nếu bên ta có bãi kiểm hóa rộng lớn thì làm sao xảy ra được”, một doanh nghiệp nói.

Chuyện tắc nghẽn suy cho cùng là tác động trực tiếp tới túi tiền của doanh nghiệp Việt Nam, chẳng hạn nếu không tắc nghẽn, một ký dưa hấu bán được 1,7- 1,8 nhân dân tệ nhưng nếu tắc nghẽn xảy ra, theo quy luật thị trường, người mua ép giá xuống còn chưa đầy 1 nửa. Nếu không bán được thì dưa hấu, thanh long ở phía Nam chở ra Tân Thanh biến thành rác mà cứ sau mỗi đợt ùn tắc hàng hóa, cả khu vực Tân Thanh như một bãi rác hôi thối xác trái cây.

Tìm lại thông lệ quốc tế

Thông lệ quốc tế trong buôn bán qua cửa khẩu trên bộ là hàng xuất khẩu phải do xe tải chở sang bãi kiểm hóa của phía nhập khẩu và ngược lại. Trong khi đó, nhiều năm qua, trước thì chưa có bãi kiểm hóa, nay có thì quá nhỏ, nên hàng Trung Quốc xuất vào Việt Nam, lẽ ra phải đưa sang bãi kiểm hóa Tân Thanh thì các thương nhân Trung Quốc chỉ có thể đưa vào bãi kiểm hóa ở Pò Chài rồi đợi xe chở hàng nhập khẩu của Việt Nam sang lấy hàng.

Ông Phạm Sỹ Thịnh, một thương nhân mua bán trái cây qua cửa khẩu Tân Thanh, cho rằng tiền dịch vụ mà xe tải của Việt Nam sang Pò Chài chở hàng nhập khẩu phải đóng 1- 3 triệu đồng/xe, mà cả năm ngoái, theo hải quan cửa khẩu, có hơn 58.000 lượt xe tải chở hàng nhập khẩu về Việt Nam, cũng đủ biết tiền dịch vụ lớn nhường nào, cũng chỉ vì phía Tân Thanh chưa đầu tư bãi kiểm hóa đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu.

“Họ bán sang ta mà không chở qua ta vì ta chưa có bãi. Nếu có bãi rộng, có kho lạnh, doanh nghiệp có thể chọn giải pháp cho xe nằm lại bãi Việt Nam, chờ giá cao mới xuất bán”, ông Thịnh nói.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Tam Thanh, chủ đầu tư bãi kiểm hóa, cho biết nếu được trung ương và tỉnh cho phép mở rộng bãi kiểm hóa, đưa xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế thì nhiều lao động Việt Nam không phải qua Pò Chài làm thuê trong bãi kiểm hóa. Thay vào đó, người dân khu vực xung quanh cửa khẩu có thể làm việc tại bãi kiểm hóa của Việt Nam khi mỗi năm, có hàng chục ngàn lượt xe tải chở hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Tân Thanh, cần người bốc dỡ, chuyển hàng…

"Đầu tư dịch vụ hậu cần xuất nhập khẩu, cụ thể là bãi kiểm hóa, cũng là cách giải quyết phần nào tình trạng hàng xuất khẩu Việt Nam dễ bị ép giá khi vào mùa", ông Tiến cho hay.

Theo thống kê của Ban quản lý bãi kiểm hóa Tân Thanh, trong năm ngoái, có 36.070 lượt xe chở hàng xuất khẩu và 58.862 lượt xe chở hàng nhập khẩu, với chủ yếu là trái cây, cây cảnh, đồ mỹ nghệ và các sản phẩm nông nghiệp khác. Tuy nhiên, lượng xe chở hàng xuất nhập khẩu tăng mạnh thời gian gần đây. Nếu như tháng 1 năm ngoái chỉ có 1.330 xe chở hàng xuất khẩu thì tháng 1 năm nay lên tới 5.723 xe, tháng 2 năm ngoái có 1.510 xe thì tháng 2 năm nay lượng xe tăng hơn gấp đôi.

Bãi kiểm hóa Tân Thanh hiện nay có sức chứa 110-120 xe tải các loại (tương đương sức chứa 60 xe tải container) và mỗi ngày chỉ làm thủ tục tối đa cho 140 xe tải xuất hàng nhưng vào mùa trái cây, nhu cầu kiểm hóa mỗi ngày 300- 400 chiếc xe tải chở hàng.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kích 3G bằng khuyến mãi
  • Sẽ cho phép đổi mạng giữ số
  • Apple đang ấp ủ tung ra 2 mẫu iPhone mới
  • S-Fone thu hút khách hàng từ hàng loạt chương trình mới
  • Nasa sẽ "mổ phanh" Toyota
  • K+ ra mắt kênh truyền hình K+1
  • Tập đoàn Hoa Sen đầu tư vào Myanmar
  • Lạc quan với tình hình kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao