Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ có chất lượng mới cứu được Toyota

Hãng xe hơi Toyota từng được xem là tiêu biểu cho sự quản lý theo lối Nhật, chủ yếu dựa trên sự kiểm tra chất lượng nghiêm túc và cách tân liên tục. Biểu tượng này đã sụp đổ vì Toyota chạy theo số lượng.

Một chiếc Toyota Prius nạp pin tại một trạm cung cấp năng lượng công cộng ở Sydney, Úc. Ảnh: Reuters

Từ mùa thu năm ngoái, Toyota phải thu hồi hơn 8 triệu xe của hãng vì các sự cố liên quan đến chân ga, thảm lót sàn và phanh.

Ngày 25.5 vừa qua, cơ quan An toàn đường bộ quốc gia Mỹ (NHTSA) tổng kết là lỗi “tăng tốc đột ngột không chủ định” của các loại xe do Toyota sản xuất làm ít nhất 89 người Mỹ bị tử nạn và hơn 57 người khác bị thương từ năm 2000 đến giữa tháng 5.2010.

“Toyota way” bị khủng hoảng

Tình hình vừa trình bày gây khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh cũng như về phương pháp quản lý nổi tiếng của Toyota (Toyota way).

Từ những năm 1980, Toyota thay cách nhìn của thế giới về Nhật. “Phương pháp Toyota” cứu nguy cho phương pháp Taylor (tổ chức khoa học lao động bằng cách chuyên môn hoá các công nhân, trả lương theo năng suất…) và phương pháp Ford (phân công lao động theo chiều dọc và chiều ngang, lao động theo dây chuyền …)

Ít ai để ý từ những năm 1970, Satoshi Kamata viết cuốn Toyota, nhà máy của sự tuyệt vọng để chỉ ra những khuyết điểm của “Toyota way”. Năm 2008, nhà xã hội học Pháp Paul Jobin nhấn mạnh: “Không những không làm dịu bớt phương pháp Ford, phương pháp Toyota tăng cường sự kiểm soát trên thân xác và tinh thần của người công nhân”.

Hy sinh chất lượng…

Giữa tháng 1.2010, ông Akio Toyoda, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Toyota, công nhận do quá vội vã trong việc chinh phục thị trường thế giới, công ty này đã phần nào hy sinh chất lượng để chạy theo số lượng.

Theo Wall Street Journal và Business Week, lời tuyên bố gay gắt này phản ánh phần nào sự đấu tranh quyền lực trong nội bộ Toyota.

Năm 1995, gia đình Toyoda mất quyền lãnh đạo công ty vì ông Tatsuro Toyoda phải từ chức chủ tịch sau một cơn đột quỵ, giữa khi công ty đang mất thị phần và lâm vào nguy cơ lỗ lã. Dưới sự lãnh đạo của Okuda, rồi của Watanabe, Toyota nhanh chóng phục hồi để trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới, nhờ chiến lược quảng bá thương hiệu Toyota ra toàn thế giới và nhờ hàng loạt cải tổ từ thiết kế đến sản xuất xe hơi. Năm 2008, Toyota vượt qua hãng General Motors của Mỹ để trở thành hãng xe hơi số một thế giới.

Dù gia đình Toyoda chỉ còn sở hữu chưa đến 2% số vốn của Toyota, nhưng nhờ có công trong việc mở rộng thị trường Trung Quốc, Akio Toyoda được cất nhắc lên chức phó chủ tịch vào năm 2005. Sau khi lên làm chủ tịch vào năm 2008, ông ta quyết định xét lại toàn bộ chính sách của hai cựu chủ tịch nói trên. Ông tuyên bố không ủng hộ mục tiêu đạt doanh thu 21,4 tỉ USD hàng năm của Watanabe, vì để thực hiện mục tiêu đó và để tiết kiệm chi phí và có lợi nhuận nhanh, ban lãnh đạo cũ thuê một số lượng lớn kỹ sư thiếu kinh nghiệm từ bên ngoài dẫn đến tình trạng kém chất lượng và thu hồi xe hàng loạt.

Theo Takahiro Fujimoto (thuộc trung tâm nghiên cứu quản lý chế tạo ở đại học Tokyo), Toyota đã mất “uy tín tinh thần” trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay, nhưng nó vẫn có thể vượt qua bằng cách tăng cường các tiêu chuẩn về độ tin cậy theo đúng tôn chỉ mà chính nó đã đề ra: đạt chất lượng trước số lượng.

( Theo Nguyên Thanh (LM, WSJ, BW) // SGTT Online)

  • Công ty CP chứng khoán Phố Wall: Khẳng định vị thế mới
  • Saigontourist đưa nhân viên lữ hành sang Canada học
  • Ra mắt thương hiệu thức ăn gia cầm Venky's
  • Hoa Sao hướng tới Tập đoàn dịch vụ chăm sóc khách hàng đầu tiên tại Việt Nam
  • PVC-MS huy động vốn phát triển các dự án trọng điểm ngành dầu khí
  • Ford tìm lại ánh hào quang cho Explorer
  • Honda dừng hoạt động 4 nhà máy ở Trung Quốc
  • FPT và Mekong Capital đầu tư vào VAS
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao