Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện đình công và bữa cơm công nhân

Bữa ăn trong ca làm việc của công nhân một doanh nghiệp may mặc ở tỉnh Bình Dương. Ảnh: Lê Toàn.

Phần lớn các vụ đình công ở tỉnh Bình Dương, TPHCM trong năm 2010 liên quan đến chất lượng bữa ăn của công nhân.

Bình Dương là một trong những tỉnh có nhiều khu công nghiệp (KCN) nhất nước. Hiện nay, tỉnh đã có 24 KCN đang hoạt động với hơn 10.900 doanh nghiệp và trên 692.000 lao động. Những năm trước, các vụ đình công thường xảy ra vào cuối năm, khi mà chuyện lương, thưởng của công nhân bước vào thời điểm nóng. Nhưng năm nay, kể từ quí 2, tình trạng đình công đã rất căng thẳng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương tại hội thảo tìm giải pháp giải quyết tranh chấp lao động và đình công diễn ra ngày 1-12-2010, trong 11 tháng qua, tại tỉnh đã xảy ra 95 vụ đình công có sự tham gia của hơn 64.000 công nhân. Số vụ tranh chấp tập thể lên đến 73 vụ với hơn 22.000 người tham gia. So với cả năm 2009, số vụ đình công đã tăng hơn 100%.

Phần lớn vụ đình công liên quan đến chất lượng khẩu phần ăn của công nhân. Một công nhân đang làm việc cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài cho biết lý do: “Tụi em tăng ca liên tục nhưng bữa ăn nào cũng chỉ có vài miếng thịt mỡ, rau rác lèo tèo, nuốt không vô. Cơm canh đã dở nhiều lúc lại còn bị thiu, có khi ăn vào là xách quần chạy không kịp. Tụi em kêu hoài nhưng không được ai giải quyết nên mới đình công…”.

Trong khi đó, chủ một khu nhà trọ ở gần KCN Sóng Thần, cho biết thêm: “Công nhân vốn sống kham khổ để tiết kiệm tiền. Ở nhà họ ăn uống đã thiếu chất, bữa trưa ở công ty lại chỉ được ăn suất cơm công nghiệp khô khan. Ăn uống không đủ chất nên tui thấy đứa nào cũng ốm yếu, xanh xao. Sức khỏe như thế thì làm sao làm việc tốt được”.

Không cần đến chuyên gia dinh dưỡng, ai cũng biết công nhân lao động chân tay nặng nhọc rất cần chế độ ăn uống phong phú, hợp lý. Nhưng theo phản ánh của nhiều công nhân, suất ăn ở nơi làm việc của họ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có rau muống với món cá ngừ, hoặc thịt heo (hết luộc lại chiên), cơm nấu gạo dở, canh thì lõng bõng nước.

Nhiều chủ doanh nghiệp không quan tâm đến bữa ăn của công nhân. Họ khoán trắng cho các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp. Trong khi suất ăn trưa ở mức trung bình của giới nhân viên văn phòng hiện nay đã lên hơn 20.000 đồng thì tại nhiều KCN, bữa trưa của công nhân chưa tới 10.000 đồng. Mức chi phí bữa ăn thấp và số vụ ngộ độc thức ăn xảy ra liên tục trong thời gian qua đã nói lên chất lượng kém trong khẩu phần ăn của họ.

Nhìn lại ba năm qua, năm 2008, nguyên nhân chủ yếu của 127 vụ đình công tại tỉnh này với hơn 81.000 công nhân tham gia là do doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân; bắt tăng ca nhiều nhưng trả lương thấp. Năm 2009, năm bị tác động của khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân chủ yếu của đình công là do chủ doanh nghiệp chậm trả lương cho công nhân. Còn năm nay, phần lớn vụ đình công lại liên quan đến chất lượng bữa ăn. Đây là tiếng chuông báo động về một thực trạng kéo dài: công nhân đang bị vắt kiệt sức và không ai chăm lo cho họ, từ cái ăn đến chỗ gửi con, chưa nói đến chuyện cao xa hơn như đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp cần vào cuộc
  • Doanh nghiệp lớn Việt Nam: bao giờ thực sự mạnh?
  • Vinapco kiện hãng hàng không Hà Dũng
  • Làm gì để ổn định giá gas?
  • Vinashin muốn níu kéo việc trả nợ 60 triệu USD
  • Doanh nghiệp xăng dầu xin thêm ưu đãi
  • Incoterms 2010: Lợi thế của người biết luật
  • Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao