Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Incoterms 2010: Lợi thế của người biết luật

Hiện các DN XNK VN mới chỉ biết và áp dụng Incoterm 2000, trong khi đó Incoterm 2010 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu 2011
Muốn ra chơi ở bất cứ sân nào cũng đều phải thạo luật nơi đó. Các DN VN tham gia thị trường thế giới thì bắt buộc phải hiểu các quy tắc chung của quốc tế. Những quy tắc trong thương mại được quốc tế công nhận gọi là Incoterms. Đây là bộ quy tắc chung do Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế (ICC) xuất bản từ năm 1936. Tuy nhiên, sau hàng chục năm hoàn thiện, Incoterms 2010 là phiên bản thứ 8 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/1/2011.

Nhằm hỗ trợ DN VN trong việc tối ưu hóa công tác giao nhận hàng, thanh toán quốc tế... ngày 08/12/2010, VCCI đã tổ chức Hội thảo “Những vấn đề quan trọng trong Incoterms 2010”. Các DN được nghe và trao đổi trực tiếp với ông Pavel Andrle - Tổng thư ký Ủy ban Ngân hàng của ICC, một trong những chuyên gia hàng đầu về Incoterms 2010.

DN VN được gì từ Incoterms ?

Thực tế, các DN hoạt động trong lĩnh vực XNK ở VN đang ngày càng phát triển, mở rộng hơn về quy mô và tầm vóc. Tuy nhiên, càng phát triển và càng hoạt động sâu trong hoạt động giao thương quốc tế thì càng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động kinh doanh XNK. Hiện các DN XNK VN mới chỉ biết và áp dụng Incoterm 2000, trong khi đó Incoterm 2010 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2011. Việc am hiểu và thực hiện hiệu quả Các điều khoản Thương mại quốc tế - Incoterm 2010 của ICC sẽ thuận lợi hơn nhiều cho các DN. Trước tiên, khi Incoterm 2010 bắt đầu có hiệu lực thì các DN là đối tác của DN VN sẽ áp dụng bộ quy tắc này. Thứ nữa, bộ quy tắc mới này đã sửa đổi và cập nhật những quy tắc trong thương mại quốc tế và trở thành những kỹ năng cần thiết, không thể thiếu của các nhà xuất, nhập khẩu, người làm thương mại, giao nhận vận tải, bộ phận tín dụng thu hồi nợ trong các ngân hàng, các chuyên gia tài chính, và luật sư...

Theo ông Pavel Andrle, Incoterm 2010 chỉ được áp dụng khi nó trở thành một điều khoản trong các hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, vì Incoterm 2010 là sự tổng hợp có chọn lọc qua hơn 70 năm từ những chuyên gia hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế soạn thảo. Do đó, hầu hết các hợp đồng thương mại lớn của các quốc gia phát triển đều sẽ áp dụng Incoterm 2010. Đây là bộ quy tắc chuẩn đảm bảo cả quyền lợi của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu hay nói cách khác là bên bán và bên mua. Công đoạn đàm phán hợp đồng thương mại của các DN sẽ được đơn giản hóa hơn khi sử dụng Incoterm 2010 là điều khoản trong hợp đồng.

Những điểm đáng lưu ý

Một quy tắc đầu tiên của Incoterm 2010 là chỉ sử dụng tiếng Anh. Ông Pavel Andrle cho biết, Incoterms 2010 quy định trách nhiệm của người mua và người bán trong việc giao hàng theo hợp đồng bán hàng cụ thể và rõ ràng hơn các phiên bản trước đây. Incoterms 2010 sẽ đưa vào áp dụng các thông lệ mới nhất trong thương mại, cập nhật và tổng hợp một số các quy tắc cũ. Hệ thống phân loại mới của Incoterm 2010 phân chia quy tắc của 11 thông lệ thương mại.

Incoterms 2010 cũng chỉ là những quy tắc mang tính chung nhất. Trong các hợp đồng thương mại, đặc biệt thương mại quốc tế, các DN còn phải biết và áp dụng nhiều thông lệ, pháp luật quốc tế khác.

Các quy tắc của Incoterms 2010 cũng hướng đến sự phát triển của công nghệ cũng như những vấn đề là xu hướng kinh tế, chính trị, xã hội chung. Incoterms 2010 quy định các nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc cung cấp các chứng từ hợp đồng có thể thực hiện bằng bản điện tử nếu các bên đồng ý hoặc đó là tập quán. Nghĩa vụ về bảo hiểm hàng hóa cũng được quy định rõ theo từng bộ quy tắc để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Đặc biệt quy định về an ninh hàng hóa là nội dung được hầu hết các quốc gia quan tâm và yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt. Do đó, các quy tắc của Incoterms 2010 sẽ phân bổ rõ ràng các chi phí có liên quan đến an ninh hàng hóa.

Cùng với đó các quy định về phí bốc xếp tại ga, trạm hay những quy định về mua bán hàng nguyên liệu với hàng chế tạo cũng là những nội dung sửa đổi chính trong Incoterms 2010. Hiểu và áp dụng Incoterms 2010 trong các hợp đồng thương mại sẽ là những lợi thế của DN. Tuy nhiên, Incoterms 2010 cũng chỉ là những quy tắc mang tính chung nhất. Trong các hợp đồng thương mại, đặc biệt thương mại quốc tế, các DN còn phải biết và áp dụng nhiều thông lệ, pháp luật quốc tế khác. Do đó, muốn phát triển, mở rộng và tiến lên, ngoài Incoterms 2010, các DN còn phải tìm hiểu và nghiên cứu nhiều luật pháp quốc tế và trong nước khác – đây là khuyến cáo của ông Pavel Andrle.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
  • Chật vật đấu giá cổ phần
  • Lợi nhuận không đủ trả lãi
  • Phản hồi loạt bài “Nghịch lý doanh nghiệp báo cáo lỗ” - Cần xem xét các dự án thâm dụng lao động
  • Vinamilk-doanh nghiệp VN đầu tiên được Forbes Asia vinh danh tại Hồng Kông
  • Doanh nghiệp đau đầu vì tỉ giá
  • Siết khuyến mãi, lộ chuyện nhà mạng lãng phí kho số
  • Doanh nghiệp Việt thờ ơ quảng bá tên tuổi ra toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao