Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyên gia: Nên giải quyết vấn đề “lời thật, lỗ giả” từng bước

Các cấp quản lý nhà nước và cơ quan thuế đang tăng cường các giải pháp để ngăn chặn việc chuyển giá dẫn đến “lời thật, lỗ giả” tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Thomas Borstell, Giám đốc toàn cầu phụ trách dịch vụ xác định giá thị trường của công ty kiểm toán Ernst & Young, cho rằng vấn đề này cần được giải quyết từng bước thì mới đem lại hiệu quả cao.

Tại buổi trao đổi với báo giới ở TPHCM ngày 18-2, ông Borstell nói rằng, trước hết Việt Nam cần có các quy định rõ ràng và phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn của thế giới về chuyển giá. Kế tiếp, các cán bộ và nhân viên làm việc trong lĩnh vực này cần được đào tạo để nâng cao năng lực trong việc thực thi các quy định trên, phát hiện và ngăn chặn hành vi chuyển giá.

Theo ông Borstell, các cơ quan thuế sẽ kiểm tra kỹ hoạt động, giao dịch, tài liệu của một công ty nếu công ty này luôn báo lỗ trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 năm. Các hành vi chuyển giá thường được cho là có liên quan đến khâu sản xuất sản phẩm, nhưng khảo sát của Ernst & Young gần đây cho thấy các cơ quan thuế và kiểm toán thường quan tâm điều tra các vấn đề phí quản lý và dịch vụ cung cấp, phí bản quyền đối với chuyển giao công nghệ sản xuất (từ công ty mẹ cho công ty con tại một quốc gia) và phân chia chi phí, và giao dịch tài chính trong các công ty liên kết.

Kết quả khảo sát xác định giá thị trường toàn cầu của công ty Ernst & Young đối với 877 công ty đa quốc gia từ 25 nước và lãnh thổ cho thấy 32% các giám đốc về thuế nhận định việc xác định giá thị trường là thách thức quan trọng nhất mà tổ chức của họ phải đối mặt.

Ông Borstell nói trong bản kết quả khảo sát rằng các cơ quan thuế thường nhắm vào các ngành có giá trị cao, có yếu tố sở hữu trí tuệ có thể chuyển giao và các ngành có lợi nhuận cao. Đây là lời giải thích tại sao các công ty dược phẩm lại đứng đầu danh sách của cơ quan thuế.

Có đến 2/3 các công ty được khảo sát trong năm 2010 nói rằng họ đã từng bị thanh tra về chuyển giá trong khi tỷ lệ này trong cuộc khảo sát năm 2007 là 52%.

Các hoạt động thanh tra đang được tăng cường đáng kể, đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, theo ông John Hobster, phụ trách nhóm khách hàng toàn cầu của Ernst&Young.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy chính quyền tại các nền kinh tế trên đang chú trọng nhiều hơn vào các giao dịch tài chính và các giao dịch dịch vụ giữa các công ty nội bộ, và ngày càng quan tâm nhiều đến các giao dịch liên quan đến sở hữu trí tuệ. Việc xem xét các giao dịch tài chính giữa các công ty nội bộ tăng lên đáng kể từ 7% vào năm 2007 đến 42% vào năm 2010, và các công ty được khảo sát cũng cho biết rằng các giao dịch dịch vụ bị xem xét tăng từ 55% vào năm 2007 lên 66% vào năm 2010.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao