Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện tăng giá, phải chuyển sản xuất vào ban đêm

Chuyển sản xuất vào giờ thấp điểm đêm để giảm chi phí tiền điện; tổng rà soát lại giá đầu vào để có phương án tăng giá bán sản phẩm… là những cách thức mà đa số các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đang làm để chuẩn bị cho đợt tăng giá điện từ 1.3 này.

Dù phương án tăng giá điện chưa được Thủ tướng thông qua, nhưng những thông tin về việc điện sẽ tăng giá vào khoảng 18% đã buộc các doanh nghiệp sản xuất phải động não.

Đối phó

Không chỉ lo giá điện tăng, người dân và doanh nghiệp còn sợ cúp điện cả ngày lẫn đêm. Ảnh: Lê Hồng Thái

Ông Hồ Văn Hải, tổng giám đốc công ty rượu Hà Nội (Halico) nhẩm tính, nếu giá điện tăng 18% thì mỗi năm doanh nghiệp này tốn thêm hơn 2 tỉ chi phí cho điện sản xuất. “Từ bây giờ, chúng tôi đã lên kế hoạch chuyển một số khâu sản xuất qua ban đêm, tức chạy vào giờ thấp điểm tối. Việc chuyển đổi này sẽ giảm được 20% tiền sử dụng điện”, ông Hải nói. Riêng với nhà máy sản xuất tại Yên Phong (Bắc Ninh), theo Halico, sẽ chuyển từ chạy dầu sang chạy than để tiết giảm thêm khoảng 4% chi phí sản xuất.

Bài toán tận dụng giá điện giờ thấp điểm để sản xuất cũng được ông Nguyễn Xuân Huyên, giám đốc công ty Việt Tín – một doanh nghiệp có quy mô vừa về thức ăn chăn nuôi ở Hà Nội – tính đến. Ông Huyên cho hay, cơ cấu tỷ trọng giá điện khoảng 10% trong chi phí sản xuất. Và để đối phó với giá điện tăng, công ty vừa đầu tư một dây chuyền hiện đại trên 1 tỉ để hạn chế tiêu hao điện. Ngoài ra, công ty quán triệt tận dụng hết điện khung giá giờ thấp điểm tối để sản xuất tối đa. “Với một cân sản phẩm làm ra tiết kiệm được 12 đồng, mỗi tháng sản xuất 4.000 tấn thì số tiền không phải là nhỏ”, ông Huyên tính toán.

Tuy nhiên, với ông Phạm Phú Cường, tổng giám đốc May Nhà Bè, việc tận dụng giờ thấp điểm chỉ thuận lợi đối với đơn vị sản xuất nhỏ, còn với doanh nghiệp có vài ngàn đến cả chục ngàn công nhân thì không thể! “Hơn nữa chúng tôi chưa biết điện cắt thế nào, vào giờ nào thì làm sao chủ động thay đổi ca, giờ giấc được”, ông Cường nói. Băn khoăn lớn nhất của vị này là nguồn điện cung cấp vẫn còn là con số “bí ẩn”, nên doanh nghiệp mất tính chủ động. “Điều này đáng sợ không kém tăng giá điện”, ông Cường lo lắng.

Thép, ximăng sẽ tăng theo

Chủ tịch hiệp hội Ximăng Việt Nam Nguyễn Văn Thiện nói, chúng tôi đang tính toán xem nếu “ông” điện tăng 18% thì tác động đến giá thành bao nhiêu, rồi hiệu ứng tăng dây chuyền của các yếu tố đầu vào khác thế nào. Theo ông Thiện, năm 2011, ngành này sẽ sản xuất khoảng 55 triệu tấn ximăng. Mỗi tấn ximăng tiêu thụ khoảng 100kWh nên số tiền điện tăng thêm không hề nhỏ.

“Họ (ngành điện) tăng mà mình đứng yên thì có mà chết, nhưng không có nghĩa họ tăng 50 đồng, thì chúng tôi tăng theo 50 đồng mà chắc là tăng ít hơn số đó”, ông Thiện khẳng định.

Ông Phạm Chí Cường, chủ tịch hiệp hội Thép cho biết, giá điện ảnh hưởng chủ yếu với ngành thép ở khâu sản xuất phôi thép. Hiện ngoài 40% phôi thép nhập khẩu thì Việt Nam sản xuất 60% phôi thép, trung bình giá điện chiếm khoảng 9% giá thành của thép không phải quá lớn, nhưng trong bối cảnh các yếu tố đầu vào phôi thép cũng tăng 20 – 30 USD/tấn, giá thép nhất thiết phải tăng, tuỳ từng công ty.

“Giá điện không thể giải quyết được thiếu điện”

Trả lời câu hỏi: nếu phương án tăng giá điện được chấp thuận thì tình hình cung ứng điện có khả quan hơn không? Ngày 17.2, cục trưởng cục Điều tiết điện lực (bộ Công thương) Phạm Mạnh Thắng nói: Giá điện không phải là giải pháp duy nhất cũng không phải là giải pháp tổng thể để giải quyết vấn đề cung cấp điện, giá điện chỉ là một trong những yếu tố giúp giải quyết vấn đề này. Ví dụ, nếu giá điện thấp không thu hút được nhà đầu tư thì về lâu dài ta không có thêm điện. Nếu giá điện tốt, khuyến khích được các nhà đầu tư thì người ta sẽ đầu tư vào điện, tuy nhiên việc này không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai. Nhưng có điều chắc chắn rằng, nếu giá điện tăng thì người sử dụng điện sẽ phải tiết kiệm hơn và nó dẫn đến tăng trưởng về điện, nhu cầu về điện tăng chậm lại giúp cho cân bằng cung cầu tốt hơn.

(Theo sgtt)

  • Năm 2011: Vietnam Airlines phấn đấu vận chuyển 14 triệu lượt khách
  • Năm 2011, Vietjet Air sẽ bay chuyến đầu tiên
  • Viettel thử nghiệm mạng 4G ở Tp.HCM
  • Lãi suất, đô la giá cao làm khó doanh nghiệp
  • Mở thêm 10 Co.opMart và 30 Co.op Food trong năm nay
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế
  • Doanh nghiệp xăng dầu gặp khó vì thiếu USD
  • Đầu năm thiếu lao động trầm trọng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao