Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển nhượng Cảng Nghi Sơn cho Petrovietnam

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và UBND tỉnh Thanh Hóa hôm nay 26-8 đã ký kết Hợp đồng chuyển nhượng Bến số 1 và Bến số 2 Cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa sang cho Petrovietnam.

Petrovietnam cho biết, sau khi tiếp nhận cảng từ tỉnh Thanh Hóa, toàn bộ cơ sở vật chất của Cảng Nghi Sơn sẽ được Petrovietnam giao cho Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) vận hành, khai thác, sử dụng.

 

Cảng Nghi Sơn nằm trong Khu Kinh tế Nghi Sơn, được xây dựng tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đây là cảng biển nước sâu lớn đã được quy hoạch với hơn 10 cầu cảng cho tàu 50.000 tấn ra vào, với lượng hàng hóa thông qua hơn 10 triệu tấn/năm. Cảng có vị trí địa lý thuận lợi, được che chắn sóng, gió nên tần suất khai thác tính theo ngày trong năm rất cao. Cảng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh về quy mô, luồng tàu, thiết bị, tỷ lệ cơ giới hóa tương đối cao, lượng hàng thông qua cảng luôn đáp ứng với công suất thiết kế của cảng. Hiện tại, Cảng Nghi Sơn có tổng công suất bốc xếp khoảng 1,3 triệu tấn/năm với các hạng mục công trình: Bến số 1 & số 2 (hai bến này nằm liền kề nhau và sử dụng chung kênh luồng vào), đê chắn cát và máy móc thiết bị phục vụ xếp dỡ hàng hoá.

 

Hiện nay, Cảng Nghi Sơn đang phục vụ bốc xếp vật tư, hàng hoá chủ yếu như xi măng, clinker, đường, phân đạm, sắt thép…Trong đó ximăng và clinker chiếm khoảng 70-80% về khối lượng. Cảng Nghi Sơn cũng đang được nạo vét nâng cấp luồng vào, rộng 120m, sâu -11m để tiếp nhận tàu 30.000T. Với việc cải tạo luồng, công suất của cảng Nghi Sơn sẽ được nâng lên tới 1,6- 2 triệu tấn/năm.

 

Ông Nguyễn Hùng Dũng, Tổng giám đốc PTSC đánh giá, cảng Nghi Sơn đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển hệ thống cảng nước sâu của PTSC. Hiện nay, Cảng Nghi Sơn chỉ có hai bến công suất 1,6-2,0 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, khi hình thành Khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ kéo theo rất nhiều các dự án khác được đầu tư xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và vùng lân cận với lượng hàng hoá thông qua cảng sẽ tăng lên rất lớn.

 

Ông Dùng cũng cho biết, để phát huy tối đa nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu Kinh tế và kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ, tối ưu hóa thế mạnh, tiềm năng và phát huy lợi thế về vị trí địa lý, PTSC đang có kế hoạch đa dạng hóa các loại dịch vụ của cảng và mở rộng cảng. Để phục vụ bốc xếp, vật tư thiết bị đảm bảo an toàn và hiệu quả phục vụ thi công công trình và vận hành khai thác sau khi hoàn thành xây dựng, PTSC sẽ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: Bến phục vụ giai đoạn xây dựng, Bến xuất sản phẩm lỏng, bến cho tàu dịch vụ, mở rộng cảng tổng hợp…”.

(Theo XUÂN BÁCH // Báo Nhân dân điện tử)

  • Chống suy giảm kinh tế: DN chủ động vượt khó
  • DN băn khoăn cơ chế phản hồi thông tin
  • Facebook muốn "chiến đấu" với Google?
  • Khai trương dịch vụ vận chuyển hàng lẻ trực tiếp từ Việt Nam đi Đức, Ý và Hoa Kỳ
  • Microsoft xin lỗi vì đăng ảnh phân biệt chủng tộc
  • Chính phủ cho phép thành lập Công ty cổ phần Việt - Lào để khai thác Cảng Vũng Áng.
  • RIM - Hãng công nghệ phát triển nhanh nhất toàn cầu
  • Anh: “Khai tử” tờ Thelondonpaper
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao