Phòng điều hành Công ty xi măng Tam Điệp. Ảnh: Đức Lam. |
Năm 2009 do khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta, trong đó có Công ty xi măng Tam Điệp.
Bằng thương hiệu xi măng Tam Điệp đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, (dây chuyền sản xuất có công suất 1,4 triệu tấn/năm, thiết bị hiện đại, được trang bị hệ thống điêu khiển tự động mức độ cao do hãng F.L Smid (vương quốc Đan Mạch thiết kế và cung cấp), cộng với gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã kích thích thị trường đầu tư xây dựng sôi động. Công ty xi măng Tam Điệp đã tập trung phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, tiêu thụ được 1.448.000 tấn sản phẩm, đạt 103%. Kế hoạch năm, doanh thu đạt 991 tỷ đồng, nộp ngân sách 52,3 tỷ đồng, lợi nhuận 20,5tỷ đồng (gấp hơn 2 lần so với chỉ tiêu được giao).
Xác định công tác tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm giữ vai trò quyết định trong công tác sản xuất kinh doanh, Công ty đã tập trung mọi nguồn lực, có cơ chế chính sách phù hợp điều hành linhhoạt, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà phân phối để tiêu thụ sản phẩm xi măng Tam Điệp, nâng cao sản lượng tiêu thụ và đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.
Ngay từ đầunăm, Công ty đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ sát với nhu cầu của thị trường và khả năng thực tế của công ty. Thực hiện cơ chế bán hàng theo giá đầu nguồn, có cơ chế khuyến mại linh hoạt theo từng tháng, quý, năm và theo từng địa bàn tiêu thụ. Tăng cường phối hợp thị trường với các công ty thành viên theo sự chỉ đạo của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, hạn chế sự cạnh tranh nội bộ trongViCem.
Thực hiện việc đánh giá sàng lọc các nhà phân phối, nhằm chọn được các nhà phân phối đủ năng lực, kinh nghiệm gắn bó lâu dài với công ty. Tổ chức hội nghị khách hàng ở các khu vực. Lắng nghe và xử lý các yêu cầu chính đáng của các nhà phân phối, tạo điều kiện cho các nhà phân phối thu hút thêm khách hàng.
Theo dõi diễn biến của thị trường, nắm bắt yêu cầu tiêu thụ ở từng vùng, miền, có cơ chế khuyến mại linh hoạt để điều chỉnh giá xi măng Tam Điệp phù hợp với tình hình của từng thị trường, nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, giảm sản phẩm tồn kho, tạo ra sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ. Năm qua công ty đã tiêu thụ xi măng trên các địa bàn Hà Nội: 306.340 tấn, Ninh Bình: 281.560 tấn, Sơn La: 164.937 tấn, Nam Định: 92.677 tấn. Như vậy sau 5 năm hoạt động công ty đã đưa ra thị trường hơn 7 triệu tấn sản phẩm.
Đồng chí Phạm Ngọc Trường, Phó giám đốc công ty cho biết: Năm 2010, công ty phấn đấu sản xuất và tiêu thụ: 1.400.000 tấn xi măng (tăng 32%), 200 tấn Clin Ker, doanh thu: 1.140 tỷ đồng, nộp ngân sách 58 tỷ đồng … Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Công ty tập trung thực hiện các giải pháp: Nghiên cứu, bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và năng lực của công ty.
Thực hiện tốt yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISo 9001-2000. Duy trì quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISo 14.000. Tập trung mọi nỗ lực duy trì thiết bị hoạt động dài ngày, nhanh chóng khắc phục khi bị sự cố xảy ra, vận hành thiết bị an toàn liên tục, vượt công suất thiết kế. Sử dụng than cám 4A thay thế than cám 3C vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. ổn định nâng cao năng suất các máy nghiền than, nghiền liệu, phấn đấu giảm tiêu hao điện năng và dầu FO.
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hợp lý cho từng địa bàn, tăng cường đưa ximăng Tam Điệp và các công trình trọng điểm, các công trình lớn của đất nước. Phát động phong trào thi đua, lao động sáng tạo có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại hội đảng các cấp.
(Theo Thanh Xuân // Báo Ninh Bình Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com