Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám đốc Công ty Sao Nam Đỗ Thị Kim Loan (phường Định Hòa, TX.TDM): “Để đồng vốn kích cầu không làm khó doanh nghiệp...”

Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, Chính phủ đã kịp thời ra tay cứu nguy cho doanh nghiệp (DN) bằng các gói kích cầu thông qua hình thức hỗ trợ lãi suất đã giúp DN trụ được qua cơn sóng gió, tìm cách ổn định và từng bước hồi phục, phát triển! Thời gian gần đây, Chính phủ tiếp tục mở thêm các gói kích cầu xuất khẩu (vì nền kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu) thông qua hình thức hỗ trợ vốn để nhập nguyên liệu, đầu tư máy móc thiết bị đã giúp DN kịp thời nắm bắt cơ hội vì suy giảm kinh tế thế giới đã trực tiếp loại rất nhiều DN ra khỏi thị trường, làm cho “sân chơi” rộng hơn, giá nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng rẻ hơn; thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng nhiều tiềm năng hơn...

Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng phải nhập khẩu dù để sản xuất hay tiêu dùng đều được tính bằng ngoại tệ và sản phẩm xuất khẩu cũng được thanh toán bằng ngoại tệ, trong khi đó “chiếc phao cứu sinh” là nguồn vốn kích cầu lại là đồng nội tệ. Để phát huy được tác dụng của “chiếc phao cứu sinh” này DN phải chịu lỗ để quy đổi ít nhất là 2 lần, mỗi lần quy đổi phải mất từ 1 đến 2% phí, cụ thể khi được giải ngân bằng VND, DN phải đổi ra ngoại tệ để đi mua hàng hóa, máy móc thiết bị; đến khi hàng hóa trên được nhập về DN lại phải bị mất thêm một khoản chi phí khác là sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới... Trong khi đó việc giải ngân vốn vay kích cầu đều thông qua một đầu mối duy nhất là NH và chỉ có NH mới có đủ chức năng kinh doanh, thu đổi ngoại tệ. Thực tế thì các NH cũng rất muốn và sẵn sàng hỗ trợ DN “rút ngắn con đường tiếp cận, giảm bớt phiền hà, tiết kiệm chi phí” nhưng lại kẹt khâu chính sách, nên không dám...

Do vậy, chúng tôi kiến nghị Chính phủ, các cấp có thẩm quyền xem xét, giảm bớt thủ tục, giúp DN tiết kiệm chi phí, để phát huy hiệu quả đồng vốn hỗ trợ của Nhà nước bằng cách chuyển từ vốn vay bằng VND sang vay trực tiếp ngoại tệ và cho phép NH thực hiện trọn gói nghiệp vụ này vì DN vay ngoại tệ để sản xuất, xuất khẩu thì đồng tiền thu về từ xuất khẩu cũng là ngoại tệ, nên không thể xảy ra tình trạng nhập siêu mà ngược lại còn góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ cho thị trường trong nước.

 

(Theo DUY CHÍ ghi/Binhdương)

  • Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng: Năm 2010, phấn đấu đạt tổng doanh thu trên 1.500 tỷ đồng
  • Công ty Cổ phần Hữu Toàn: Nhận Giải vàng Chất lượng Quốc gia năm 2009
  • Khánh thành Nhà máy thuộc da Isa Sài Gòn Tan Tec
  • Toyota nhận "trát tòa"
  • Cùng doanh nghiệp gỡ khó
  • Ngày Xuân bàn chuyện liên kết
  • VTC khai trương dịch vụ đầu tiên tại Campuchia
  • MobiFone tung ra chương trình khuyến mại toàn số 6
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao