Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010, doanh nghiệp FDI lạc quan

Năm 2010 mặc dù được dự báo là còn nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp (DN) FDI vẫn lạc quan vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là điều quan trọng để các DN FDI có thể quyết định tăng thêm vốn đầu tư vào Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng vào sự hồi phục kinh tế

Ông Yip Hoong Mun, Trưởng đại diện Công ty CapitaLand Holdings (Vietnam) cho rằng, xu thế chung của kinh tế thế giới năm 2010 sẽ đi lên và kinh tế Việt Nam cũng vậy. Trong năm 2009, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng rất tốt, trên 5%, vì vậy tôi tin rằng năm 2010 cũng sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2009. Chúng tôi đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam cao hơn các nước khác nên đã quyết định đầu tư thêm vào Việt Nam. Một hợp đồng dự án trị giá 170 triệu USD vừa mới được ký kết để phát triển khu căn hộ cao cấp tại Hà Nội có sự chứng kiến của 2 Thủ tướng Singapore và Việt Nam đã minh chứng điều đó.

Ngân hàng là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Ngân hàng ANZ tại Việt Nam

Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2010 chắc chắn cũng sẽ cao hơn trong năm 2009. Với tinh thần lạc quan đó, ông George Kobrossy, Tổng Giám đốc Zamil Steel Vietnam phân tích: “Thực tế, năm 2009 là năm có nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 5,3%, đứng thứ 3 trong khu vực châu Á. Năm 2010 vẫn được dự đoán là năm có nhiều dấu hiệu khả quan của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam vẫn sẽ duy trì được nguồn nhân lực dồi dào, thị trường xuất khẩu tiềm năng, niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư và cam kết hỗ trợ từ phía Chính phủ. Đây là dự báo hoàn toàn hợp lý và tôi thực sự lạc quan về kết quả mà nền kinh tế Việt Nam có thể đạt được trong năm nay”.

Theo ông George Kobrossy, triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong 2010 sẽ tăng do hai lý do: thứ nhất là niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế và thứ hai là Việt Nam có những điều kiện hết sức thuận lợi như chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện. Đặc biệt là cam kết của Chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài. Zamil Steel là một DN nước ngoài chuyên sản xuất thép hàng đầu thế giới với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, ông George Kobrossy tin tưởng Zamil Steel sẽ tăng trưởng đạt trên 15% trong 2010.

Ưu tiên ngân hàng (NH), năng lượng, bất động sản...

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, thống kê của ông qua những lần tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài khi được hỏi về ưu tiên đầu tư ở Việt Nam như sau: đầu tiên là ngành NH, sau đó đến năng lượng, nhiên liệu, viễn thông, khoáng sản, bảo hiểm, tái bảo hiểm và bất động sản. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy một tiềm năng rất lớn ở các lĩnh vực trên khi đầu tư tại Việt Nam. Ông Vũ Minh Trường, Phó Tổng Giám đốc Khối Tài chính DN và định chế tài chính Khu vực Mekong thuộc NH ANZ (Úc) cho rằng: Gần đây Chính phủ và NH Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách cởi mở, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các NH trong nước và nước ngoài. Điển hình là Việt Nam đã cho phép các NH nước ngoài được thành lập NH 100% vốn nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NH nước ngoài hoạt động, nhất là trong lĩnh vực NH bán lẻ. Có thể nói hầu hết các NH nước ngoài ở Việt Nam đều hoạt động có hiệu quả, đều có lợi nhuận. Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất tiền đồng sẽ tiếp tục đi lên nhẹ trong những tháng đầu năm nay và có thể sẽ ổn định dần trong những tháng giữa năm. Theo ông Trường, tỷ giá và CPI là hai yếu tố sẽ tiếp tục trở thành nhân tố quyết định đến mặt bằng lãi suất. Vì vậy, năm 2010 cần theo dõi chặt chẽ hai yếu tố trên.

Về lĩnh vực bất động sản, ông Yip Hoong Mun nhận xét, các yếu tố căn bản của thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn rất tốt, mặc dù vẫn có nhiều thách thức do thị trường vẫn còn chưa phát triển đầy đủ. Lạm phát cao và sự xuống giá của VND là những thách thức trước mắt đối với sự phát triển của thị trường này. Tuy nhiên, việc nguồn vốn FDI tăng lên, thị trường này sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Song, ông Mun cũng đánh giá, dù thị trường bất động sản Việt Nam đã mở rộng hơn trước nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn đất và xin phép phê duyệt cho dự án. Thời gian để phát triển dự án ở Việt Nam kéo dài hơn so với các nước khác. Vì thế, cần phải đơn giản hóa và minh bạch hóa quá trình phê duyệt dự án để các nhà đầu tư không gặp những bất ngờ. Điều này sẽ giúp nâng cao và đẩy nhanh sự phát triển của ngành bất động sản, ông Mun nói.

Ông Nguyễn Xuân Trung, quyền Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho biết chỉ tiêu thu hút FDI năm 2010 cả cấp mới và tăng vốn là vào khoảng 22 - 25 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 10 - 11 tỷ USD. Để đạt được việc đó, ông Trung cho rằng, phải khắc phục được các hạn chế về thủ tục hành chính. Thứ hai, là công tác xúc tiến cũng được cải thiện hơn nữa và thứ ba là Chính phủ sẽ thu hút mọi nguồn lực để cải thiện cơ sở hạ tầng. Một vấn đề nữa là nâng cao trình độ nguồn năng lực. Hướng trong thời gian tới là hướng vào thu hút công nghệ cao nên phải đẩy mạnh đào tạo, theo chỉ đạo của Chính phủ là 40% hàng năm. Năm 2010, sẽ phải tổ chức nhiều hội thảo chất lượng và quy mô để thu hút vốn FDI hiệu quả hơn...

(Theo BinhDương)

  • Giám đốc Công ty Sao Nam Đỗ Thị Kim Loan (phường Định Hòa, TX.TDM): “Để đồng vốn kích cầu không làm khó doanh nghiệp...”
  • Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng: Năm 2010, phấn đấu đạt tổng doanh thu trên 1.500 tỷ đồng
  • Công ty Cổ phần Hữu Toàn: Nhận Giải vàng Chất lượng Quốc gia năm 2009
  • Khánh thành Nhà máy thuộc da Isa Sài Gòn Tan Tec
  • Toyota nhận "trát tòa"
  • Cùng doanh nghiệp gỡ khó
  • Ngày Xuân bàn chuyện liên kết
  • VTC khai trương dịch vụ đầu tiên tại Campuchia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao