Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc đua giành bản hợp đồng trị giá 40 tỷ USD

Tập đoàn Hàng không vũ trụ châu Âu (EADS) và đối tác Hoa Kỳ Northrop đã quyết định chấm dứt nỗ lực dai dẳng nhằm tham gia cuộc đấu thầu cung cấp máy bay tiếp liệu trên không thế hệ mới cho Không quân Mỹ.

Như vậy, sẽ chỉ còn Hãng Boeing trong cuộc vận động giành hợp đồng béo bở, sản xuất gần 200 chiếc máy bay trị giá 40 tỷ USD cho Không lực Hoa Kỳ trong vòng hai thập niên sắp tới.

Máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của Boeing

Việc liên minh Northrop - EADS bỏ cuộc đã khiến kế hoạch thay thế đội máy bay tiếp liệu hơn 500 chiếc đã cũ kỹ của Không quân Mỹ gặp phải "tai tiếng" thêm lần nữa, vì đây là lần thứ ba Bộ Quốc phòng Mỹ vấp phải vấn đề chọn đối tác cung cấp loại máy bay rất quan trọng này. Năm 2004, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ một hợp đồng mà Lầu Năm Góc ký với Boeing vì phát hiện nhiều sai phạm. Sau đó, vào tháng 1-2008, Không lực Hoa Kỳ chọn liên minh Northrop - EADS và lấy mẫu máy bay KC-45 trên cơ sở chiếc A-330 của họ cho phi đoàn máy bay tiếp dầu tương lai. Tuy nhiên, một vụ tranh cãi dữ dội về luật pháp đã "lật ngược thế cờ" khi Cơ quan Giải trình Chính phủ chấp nhận đơn kiện của Boeing vào tháng 6-2008, 3 tháng sau khi hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới đệ đơn kiện. Tháng 7-2008, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là người thay Không lực Hoa Kỳ lựa chọn nhà thầu cho chương trình máy bay tiếp liệu. Bộ Quốc phòng dự định sẽ thông qua một hợp đồng mới vào tháng 12-2008, song tới tháng 9 cùng năm, cơ quan này đã tuyên bố hủy một cuộc đấu thầu thứ 2 liên quan tới dự án KC-X do không đủ thời gian chuẩn bị. Phải tới ngày 16-9-2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rôbớt Ghết mới tuyên bố chính thức tái khởi động chương trình KC-X. Cũng từ thời điểm này, việc đàm phán với hai nhà thầu nhằm chọn đối tác bắt đầu trở lại sau nhiều năm ở thế giằng co.

Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, loại máy bay mới không chỉ thực hiện được công việc phức tạp là tiếp tế nhiên liệu cho các máy bay quân sự ở trên không để có thể thực hiện được hành trình xa hơn hoặc đến được bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới, bên cạnh đó phi đội máy bay mới còn cần "giải được bài toán" thực hiện được nhiều nhiệm vụ, có khả năng sống sót cao và sẵn sàng chiến đấu với chi phí thấp nhất. Hiện nay, máy bay KC-135 xuất xứ từ loại Boeing 707 đang "gánh vác" trách nhiệm tiếp liệu, song theo đánh giá của Không quân Mỹ, KC-135 đã lỗi thời, bộc lộ nhiều bất cập và cần được thay thế.

Dựa trên những nghiên cứu sau hàng chục năm là nhà cung cấp máy bay tiếp liệu, Boeing đã chọn loại máy bay thân rộng, đa năng của phi cơ thương mại Boeing 767 để thiết kế loại máy bay tiếp liệu mới mang tên KC-X đáp ứng được tất cả yêu cầu của Không quân Mỹ, bao gồm cả tốc độ sản xuất. Đồng thời loại phi cơ này được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất và có khả năng thực hiện các yêu cầu về vận chuyển nhiên liệu, hàng hóa, hành khách và thương binh. Do có kích thước nhỏ gọn hơn KC-45 của Northrop - EADS, KC-X của Boeing sẽ giúp Mỹ tiết kiệm được hơn 10 tỷ USD tiền nhiên liệu trong hơn 40 năm hoạt động bởi vì mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn 24%.

Theo kế hoạch, đến ngày 10-5, Boeing sẽ công bố đề xuất về chương trình KC-X và Không quân Mỹ sẽ có quyết định vào cuối năm nay, chấm dứt cuộc chạy đua giành "miếng bánh" 40 tỷ USD.

(Theo Minh Nhật // Hanoimoi Onlie)

  • Enterprise Fund II cam kết đầu tư khoảng 6 triệu USD vào VAS
  • 600 tỷ đồng xây khu biệt thự cao cấp Incomex Saigon-Ocean Hill Village
  • Quý I/2010: DPM đạt 360 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
  • Sông Đà Thăng Long khởi công khách sạn 5 sao U Hotel tại Huế
  • 64 vụ đình công trong 2 tháng đầu năm
  • Ngày 19/5: Nhà máy thủy điện Bản Vẽ phát điện
  • Không còn lợi thế
  • Hình thành và phát triển vườn ươm doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao