Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không còn lợi thế

Một trong những thách thức đối với doanh nghiệp (DN) sản xuất, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu, được đề cập nhiều nhất hiện nay chính là sự thiếu hụt lao động. Tình trạng này cũng là dấu hiệu dự báo xuất khẩu VN không còn lợi thế chi phí thấp thông qua giá nhân công rẻ như trước đây.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày VN kiêm Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, cho rằng chi phí lao động của VN ngày càng cao thể hiện đúng bức tranh kinh tế khi mà VN đang phấn đấu từ nước có thu nhập thấp lên nước thu nhập trung bình. Mặt khác, sự vươn lên của các địa phương thông qua việc thành lập nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy sản xuất cũng thu hút lao động trở về quê làm việc thay vì đến các TP lớn như trước đây.

Nhận định của ông Kiệt cũng phù hợp với thực tế khi mà sau Tết, các khu vực tập trung nhiều nhà máy ở TPHCM và một số địa phương lân cận, thỉnh thoảng lại thấy tấm băng rôn ghi dòng chữ “Tuyển lao động mỗi ngày” hay “Công nhân quay trở lại nhà máy sớm sẽ được nhận lì xì”… Thậm chí, vị lãnh đạo một DN xuất khẩu đã nghẹn ngào vì quá mừng khi có gần 80% lao động quay trở lại đơn vị làm việc trong tháng giêng...

Theo ông Nguyễn Hữu Duy Tuấn, chuyên gia tư vấn chiến lược và quản trị của Deloitte Consulting, chi phí nhân công của VN hiện cao hơn Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan... Điều đó cũng có nghĩa là các DN VN không nên cạnh tranh bằng chi phí nhân công nữa mà phải lưu ý đến các yếu tố khác làm nên chi phí đầu vào. Đối với các DN xuất khẩu, cần phải cạnh tranh trên thế mạnh của nguồn nguyên liệu địa phương, quản lý tốt nguyên vật liệu đầu vào, quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất và giao hàng đúng thời hạn, đổi mới công nghệ - thiết bị… Còn đối với các DN trong nước, cần tính đến hiệu quả của các chi phí về cửa hàng, về trưng bày, quảng cáo, marketing.

Bên cạnh đó, việc cho ra đời quá nhiều đơn vị hàng hóa trong một dòng sản phẩm không phải là cách làm khôn ngoan vì hiện các DN nổi tiếng toàn cầu đều có xu hướng giảm bớt đơn vị hàng hóa trong một dòng sản phẩm, tránh sản xuất dàn trải để tập trung quản lý chặt chẽ, sâu sát từng dòng sản phẩm, tăng thế mạnh cạnh tranh trên từng phân khúc thị trường. “Điều này có lợi, giống như gia đình nào có ít con sẽ có điều kiện nuôi dạy tốt hơn là những gia đình đông con” - ông Tuấn ví von.

(Theo Mai Vân // Nguoilaodong Online)

  • Hình thành và phát triển vườn ươm doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi trước ngày 1-7-2007 Được xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách
  • Piaggio Việt Nam: Khẳng định thương hiệu
  • Những thách thức mới với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
  • Lợi nhuận 2009 của Huawei tăng hơn gấp đôi
  • Sắp ra mắt Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ
  • Chưa phát hiện DN vi phạm trong việc tăng giá xăng dầu
  • Toyota ngừng sản xuất 12 ngày
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao