Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DATC đang tái cơ cấu 28 doanh nghiệp

picture
Tháng 6/2003, DATC ra đời với rất nhiều kỳ vọng từ Chính phủ trong việc kích hoạt và làm đầu tàu cho thị trường mua bán nợ doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp.

Báo cáo của Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), thuộc Bộ Tài chính, công bố tại một hội thảo về nợ xấu sáng 17/9 cho hay, DATC đang triển khai tái cơ cấu 28 doanh nghiệp.

Tháng 6/2003, DATC ra đời với rất nhiều kỳ vọng từ Chính phủ trong việc kích hoạt và làm đầu tàu cho thị trường mua bán nợ doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong gần 10 năm qua, ban đầu DATC chủ yếu tập trung hoạt động tiếp nhận và xử lý nợ theo chỉ đạo của Chính phủ. Phải từ năm 2007 đến nay, DATC mới hướng hoạt động của mình vào trọng tâm chính là xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp.

Lũy kế từ năm 2007 đến 31/12/2011, DATC đã mua nợ để tái cơ cấu cho 72 doanh nghiệp khách nợ, gồm 44 doanh nghiệp đã hoàn thành và 28 doanh nghiệp đang triển khai, với tổng giá trị các khoản nợ theo sổ sách kế toán là hơn 6.256 tỷ đồng.

Khoản nợ này có giá vốn mua nợ là hơn 1.640 tỷ đồng, tức tỷ lệ mua nợ bình quân chỉ là 26,2%, đã thu hồi được hơn 1.486 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi đạt 90,6%.

Trong số này, các doanh nghiệp tái cơ cấu đã hoàn thành gồm 44 công ty, với giá trị các khoản nợ theo sổ sách kế toán là hơn 4.010 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là hơn 1.169 tỷ đồng, đã thu hồi nợ được hơn 1.238 tỷ đồng, đạt tỷ lệ thu hồi 110%.

Công ty này cũng đồng thời đang triển khai tái cơ cấu 28 doanh nghiệp với giá trị các khoản nợ theo kế toán là hơn 2.245 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là hơn 470 tỷ đồng (tỷ lệ mua nợ bình quân là 21%), đã thu hồi được 202,6 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi đạt 43%.

DATC đánh giá rằng đã làm khá tốt xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, các trường hợp nợ xấu DATC đã mua lại và đã xử lý có giá trị không lớn.

“DATC chưa được tham gia xử lý các trường hợp phức tạp. Bên cạnh đó, phần lớn các trường hợp mới chỉ xử lý về tài chính, việc tái cơ cấu hoạt động còn hạn chế”, báo cáo viết.

(Theo Vneconomy)

  • Hapro muốn “cơ chế riêng” để phát triển hệ thống phân phối
  • Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục bị “phê” lãng phí
  • Mỗi năm một cú sốc: DN ô tô chán nản, mệt mỏi
  • Giải cứu DN: Chỉ là 'đòn gió'?
  • Doanh nghiệp đau đầu vì nạn mạo danh trên Internet
  • Mỗi năm một cú sốc: Thị trường ôtô lao đao
  • Xăng dầu tạm nhập không tái xuất: DN kêu lỗ nhưng vẫn ham?
  • Doanh nghiệp dệt may khó khăn tìm vốn và đơn hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao