Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư ra nước ngoài: Hướng đi và cách làm mới nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel

Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với việc gia nhập WTO đã mang đến làn gió mới, động lực mới thúc đẩy kinh tế trong nước tăng trưởng và phát triển tốt, trong đó có thị trường viễn thông Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội mới song cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức này, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình hướng đi và cách làm mới để nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả với nước ngoài.

Metfone do Viettel đầu tư 100% vốn

Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam

Từ cuối năm 2006 và đầu năm 2007, trên thị trường viễn thông di động Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã ra đời và có tên tuổi. Trong đó có ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động sử dụng công nghệ GSM là Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone) và Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động sử dụng cùng công nghệ CDMA là: Công ty thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom với mạng di động HT mobile, từ ngày 15/3/2008 HT mobile chính thức chuyển đổi công nghệ từ CDMA sanng e - GSM ) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (với mạng di động S - Fone). Sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam tập trung chủ yếu cạnh tranh về giá cước, chất lượng dịch vụ, dịch vụ gia tăng trên mạng di động, cạnh tranh vùng phủ sóng, tăng thuê bao và lợi nhuận.

Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tập trung cạnh tranh đẩy mạnh vùng phủ sóng, lắp đặt trạm BTS để nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó nổi lên Viettel là doanh nghiệp viễn thông ra đời sau vào năm 2004 nhưng đã vượt MobiFone và Vinaphone. Viettel với cách làm tập trung xây dưng mạng lưới trước và kinh doanh sau, chỉ trong một thời gian ngắn Viettel đã phát triển được vượt bậc được số trạm BTS với vùng phủ sóng 63/63 tỉnh nhất là tại vùng sâu, vùng xa, biên gới và hải đảo, tiếp theo sau Viettel là Mobiphone và Vinaphone, S - Fone, HT mobile và EVN Telecom có vùng phủ sóng và trạm BTS ít.

Cuộc cạnh tranh phát triển thuê bao giữa các doanh nghiệp viễn thông diễn ra rất quyết liệt. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến quý I/2008 cả nước đạt gần 50 triệu thuê bao di động, trong đó 43,9 triệu thuê bao thuộc về ba nhà khai thác có cùng công nghệ GSM gồm có Viettel với 17 triệu, Mobifone với 14,5 triệu, Vinaphone với 12,4 triệu, còn lại 6,1 triệu là của các mạng di động sử dụng cùng công nghệ CDMA gồm có S-Fone, EVN Telecom và HT mobile.

Trên thị trường hiện có 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động nhưng thực chất cuộc cạnh tranh chỉ tập trung vào Viettel, MobiFone và Vinaphone, đây là ba nhà viễn thông di động chiếm tới 90% thị phần viễn thông di động Việt Nam, trong đó Viettel có số thuê bao phát triển nhanh nhất và lớn nhất với hơn 28 triệu thuê bao di động (tính luỹ kế đến hết năm 2008).

Các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam một mặt phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tăng thị phần, tăng khách hàng và tăng doanh thu thì mặt khác phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài vào Việt Nam đầu tư. Các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài mạnh về tài chính, hiện đại về công nghệ, dày dặn kinh nghiệm đi trước các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ là thách thức cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp viễn thông trong nước, ví dụ như France Telecom là tập đoàn di động của Pháp đứng thứ 2 châu Âu, NTT-DoCoMo đến từ Nhật Bản, Vodaphone đến từ Anh, SK telecom của Hàn quốc, Telenor của Na Uy... đây là những tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới đang thăm dò và có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông trong nước với quy mô thị trường hơn 80 triệu dân, xu hướng thị trưởng viễn thông di động sau năm 2010 sẽ bão hoà và phải đối mặt cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông hùng mạnh của nước ngoài vào Việt Nam buộc các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam phải tìm ra những hướng đi mới để tự nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình.

Chủ động đầu tư ra nước ngoài - cách làm mới để Viettel nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập

Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập năm 1989, năm 2004 Viettel chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động ra thị trường, chỉ sau một thời gian ngắn Viettel đã có bước phát triển ngoạn mục, liên tục trong 4 năm qua Viettel giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau gấp đôi năm trước và năm 2008 Viettel đạt mốc doanh thu 2 tỷ USD. Viettel là doanh nghiệp Viễn thông có tốc độ phát triển trạm BTS và thuê bao nhanh nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay, tính đến hết năm 2008 Viettel có hơn 28 triệu thuê bao di động.

Năm 2008, Viettel được Vietnam Mobile Awards 2008 trao giải mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao nhanh nhất và mạng di động có hệ thống thương hiệu được nhiều người biết đến nhất. Đặc biệt theo tổ chức chuyên đánh giá thương hiệu thuộc World Cellular Service đã công bố 100 nhãn hiệu nhà khai thác đi động lớn nhất thế giới thì Viettel là nhãn hiệu di động duy nhất Việt Nam có trong danh sách với giá trị thương hiệu là 536 triệu USD, đứng thứ 83/100. Tháng 10/2008, Viettel được đánh giá là 1 trong 4 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển do tổ chức WCA (World Communication Awards) bình chọn. Như vậy có thể thấy chỉ sau một thời gian ngắn, Viettel đã nổi lên là doanh nghiệp viễn thông phát triển nhanh nhất Việt Nam với tên tuổi và thương hiệu đã được xếp vào bản đồ viễn thông thế giới.

Điều đặc biệt ở đây là mặc dù đang dẫn đầu thị trường về tốc độ phát triển thuê bao cũng như thị phần, đang phải cạnh tranh găy gắt với các hãng viễn thông trong nước thì Viettel đã có một quyết định đầy bất ngờ và táo bạo, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam vươn ra đầu tư ở nước ngoài.

Tháng 5/2006, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Campuchia với dịch vụ VoIP, sau đó là dịch vụ internet, tiếp theo đó Viettel triển khai mạng di động. Khi Viettel bắt đầu thâm nhập vào thị trường Capuchia thì đã phải đối mặt với các doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động tại Campuchia có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh, chủ yếu là liên doanh với nước ngoài như Thuỵ Điển, Thái Lan, NaUy.

Viettel đã đẩy nhanh tập trung vào xây dựng hạ tầng mạng lưới và xây dựng riêng một đường truyền về Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp viễn thông khác tại Campuchia không có đường truyền riêng như vậy. Đến ngày 19/2/2009, Viettel chính thức khai trương mạng Metfone thuộc công ty Viettel Cambodia ( Công ty 100% vốn của Viettel đầu tư), chỉ sau 3 tháng đi vào hoạt động mạng lưới Metfone đã triển khai rộng khắp Campuchia, dung lượng lớn với hơn 1000 trạm phát sóng BTS tương đương hớn 40% tổng số trạm phát sóng của cả nước Campuchia, phủ sóng cả nước, với một mạng cáp quang lớn nhất Camphuchia với chiều dài 5000km phủ khắp các quốc lộ, tỉnh thành.

Sự thích ứng nhanh của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài còn thể hiện ở chỗ Metfone xây dựng gói cước đa dạng với mệnh giá thấp và dịch vụ gia tăng phong phú đã đem đến cho người dân Camphuchia nhiều sự lựa chọn. Hiện nay Metfone là mạng có giá cước tốt nhất, giúp người dân Campuchia tiết kiêm 25% chi phí nhờ cách tính cước theo từng giây cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế. Sau 3 tháng cung cấp thử nghiệm Metfone đã có 500.000 thuê bao.

Viettel đẩy mạnh kinh doanh gắn kết với vấn đề xã hội, cùng với việc khai trương mạng Metfone tại Campuchia, Viettel chính thức công bố tài trợ dịch vụ internet miễn phí tới các trường học Camphuchia, dự kiến 5 năm tới Metfone sẽ cung cấp internet miễn phí cho 1.000 trường học trên toàn lãnh thổ Campuchia với tổng giá trị ước tính 5 triệu USD. Dự kiến năm 2009 Metfone sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển mạng lưới, mở rộng lên 3000 trạm BTS với 10,000 km cáp quang. Viettel đặt mục tiêu là doanh nghiệp số 1 Camphuchia.

Viettel táo bạo đầu tư sang Campuchia bước đầu thành công đã thể hiện một cách làm mới đầy táo bạo và nhanh nhạy để chủ động cọ sát với bên ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sau sự thành công tại Campuchia, Viettel đang chuẩn bị đầu tư sang Lào, Myanmar và nhiều nước khác nữa.

Như vậy có thể thấy Viettel đầu tư ra nước ngoài đã nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel trên các mặt chủ yếu sau: Phát triển thương hiệu Viettel vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam vươn ra nước ngoài nhằm nâng cao thương hiệu Viettel; Nâng cao sự cọ sát với bên ngoài để tích luỹ và lấy kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế; Viettel chủ động đầu tư ra nước ngoài để mở ra thị trường mới đầy tiềm năng phát triển, tạo nguồn doanh thu từ nước ngoài; Nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của Viettel trên trường quốc tế.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ Viettel

Qua bài học của Viettel, là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam vươn ra đầu tư hẳn một mạng viễn thông nước ngoài bước đầu thành công đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá không chỉ cho các doanh nghiệp viễn thông mà cho cả các doanh nghiệp khác để nâng cao khả năng và sức mạnh cạnh tranh, các bài học được rút ra là:

Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần sự chủ động tìm kiếm cơ hội mới và dám chấp nhận mạo hiểm thách thức ở thị trường bên ngoài Việt Nam để phát triển.

Thích ứng nhanh với thị trường và môi trường cạnh tranh ở nước ngoài, xây dựng các chính sách marketing đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Gắn kết phát triển kinh doanh với vấn đề nâng cao phúc lợi xã hội để phát triển bền vững và gắn kết với nước sở tại.

Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới vững chắc làm cơ sở cho phát triển kinh doanh và thực hiện các chiến lược trong kinh doanh.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là cùng gắn kết, cạnh tranh lành mạnh và luôn tìm hướng đi mới, cách làm mới để nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ trên sân nhà mà cả trên sân khách./.

(Theo tapchikinhtedubao)

  • Trách nhiệm xã hội của DN : Bắt nguồn từ Tâm
  • Quỹ đầu tư Nga muốn đầu tư vào phần mềm tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp Hàn quan tâm đầu tư vào ĐBSCL
  • Maritime Bank tài trợ 1.450 tỷ đồng cho Waseco và Becamex IDC
  • Skandy Land đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong
  • 200 doanh nhân Quảng Đông khảo sát thị trường VN
  • Vietnam Airlines tăng chuyến, vé khuyến mại giá sốc
  • Gazprom muốn thống lĩnh thị trường khí đốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao