Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trách nhiệm xã hội của DN : Bắt nguồn từ Tâm

Đại diện công đoàn tập đoàn Dầu khí quốc gia VN ủng hộ quân dân huyện đảo Trường Sa

Đại diện công đoàn tập đoàn Dầu khí quốc gia VN ủng hộ quân dân huyện đảo Trường Sa

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của đội ngũ DN, doanh nhân ngày càng trở nên quan trọng. Không chỉ là những người "đứng mũi, chịu sào" của nền kinh tế mà họ còn là những người đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN (TNXH). Đặc biệt, khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, vấn đề TNXH càng được các doanh nhân coi như một trong những yếu tố quan trọng trong chuỗi giá trị phát triển của DN. 

Sử sách đã ghi lại dấu mốc của sự hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân VN, trong đó có việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 với thương gia nổi tiếng: Vua vận tải Bắc Việt - Bạch Thái Bưởi, ông đã mạo hiểm tranh thương với cả người Hoa lẫn người Pháp trong điều kiện đất nước bị đô hộ. Ông không chỉ để lại một sự nghiệp kinh doanh lẫy lừng mà còn được tôn vinh là “Bậc anh hùng trong giới kinh tế nước nhà” bởi câu nói nổi tiếng “Làm sao để thế giới biết đến người Việt, nước Việt”. Con người và sự nghiệp của ông mở đầu cho thế hệ DN - doanh nhân yêu nước VN, luôn gắn liền việc kinh doanh, đạo làm giàu với công cuộc xây dựng đất nước - ích quốc, lợi nhà.

Khi nước VN dân chủ cộng hòa non trẻ còn đang ở trong thế “nghìn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài, ngân khố chỉ vẻn vẹn 1 triệu 20 vạn đồng Đông Dương, thì gia đình ông Trịnh Văn Bô đã tình nguyện ủng hộ 5.147 cây vàng cho chính quyền cách mạng. Trong “Tuần lễ Vàng” năm 1945, do Bác Hồ khởi xướng, ông Trịnh Văn Bô và thân mẫu là cụ Phan Thị Ngọc đã ủng hộ 117 lạng vàng. Hay gia đình thương nhân Đỗ Đình Thiện, không chỉ có những đóng góp cho quỹ Đảng suốt những năm 1940 - 1945, mà trong “Tuần lễ Vàng” cũng đã đóng góp 100 lạng vàng - nhiều thứ 3, sau 2 thương nhân là bà Lợi Quyền và ông Trịnh Văn Bô...

Tâm và tầm

Cả dân tộc sẽ hậu thuẫn cho DN, tinh thần kinh doanh của cả dân tộc sẽ được khơi dậy. Và trong tinh thần kinh doanh ấy của các DN, doanh nhân, chắc chắn sẽ có cả tinh thần TNXH của DN, trách nhiệm với cộng đồng và có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Còn nhớ, tại buổi lễ tôn vinh Doanh nghiệp - Doanh nhân tiêu biểu - nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân VN (13/10/2008) tại trụ sở VCCI, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, TNXH của đội ngũ DN - doanh nhân VN, Thủ tướng nói:"Mỗi doanh nhân chúng ta, mỗi DN chúng ta phải có TNXH. Đã là DN thì làm kinh tế phải hiệu quả, đi liền với kinh tế hiệu quả phải là TNXH, trách nhiệm công dân, là văn hóa trong kinh doanh - mà trước hết là chấp hành pháp luật. Doanh nhân mà trốn thuế thì làm sao mà văn hóa được. Vấn đề môi trường, hay vấn đề đối xử với người lao động phải hài hòa. Vì đây là DN VN, con người VN có những truyền thống tốt đẹp của người VN. Chúng ta làm có hiệu quả, có tiền, nhưng đồng tiền đó là chính đáng, là đúng pháp luật, từ tài năng... Tất cả doanh nhân, các nhà DN VN luôn luôn lưu ý điều này. Chúng ta làm việc có hiệu quả cho chính bản thân mình, DN mình, ngay cả với người lao động trong DN mình,  đóng góp vào những địa phương nơi mình sản xuất để góp phần cùng cả nước không chỉ kinh tế mà còn TNXH".

Khi nhận định về việc thực hiện TNXH trong các DN, doanh nhân hiện nay, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cũng cho rằng các DN, doanh nhân phần lớn, họ đã có ý thức trong việc nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng - xã hội."Phần lớn các DN VN đã có ý thức trong việc thực hiện TNXH. Và họ làm điều đó như một bản năng tự nhiên của con người, của một DN. Có thể họ không nói rõ ràng, rành mạch TNXH là gì,  văn hóa kinh doanh là gì nhưng cách ứng xử của họ trong nội bộ DN, đối với ngoài xã hội thì nó đã thể hiện được cái tinh thần TNXH."- TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Có thể thấy, từ khi xuất hiện những thương nhân yêu nước - kinh doanh "để thế giới biết đến người Việt, nước Việt", đến sự ra đời của tầng lớp hữu sản đóng góp tâm sức, tiền bạc để dựng xây, thống nhất đất nước - và ngày nay, là sự lớn mạnh của đội ngũ DN, doanh nhân VN - với hàng trăm ngàn DN, doanh nhân trên khắp mọi miền đất nước. Họ không chỉ biết làm giàu cho bản thân, cho xã hội, có TNXH với người lao động trong DN mà xa hơn, còn có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đáp ứng lời kêu gọi xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Ông Huỳnh Đảm - Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN - Chủ tịch Quỹ Vì người nghèo cho biết: Từ khi phát động đến nay, Quỹ vì người nghèo ở 4 cấp đã thu được 2.800 tỷ đồng. Phần lớn trong số này đều do các DN - doanh nhân, các thành phần kinh tế ở cả trong và ngoài nước ủng hộ. Cùng với nguồn quỹ thu được, với sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như công sức ở cộng đồng và sự nỗ lực của từng hộ gia đình, đến nay đã sửa chữa được 860.000 căn nhà tình thương, căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo, đem lại niềm vui, niềm tin cho đồng bào, chiến sĩ và nhân dân cả nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo do Đảng và Nhà nước đề ra. Cùng với đóng góp này, đội ngũ DN - doanh nhân còn trực tiếp tham gia Ủy ban Mặt trận các cấp. Vừa sản xuất kinh doanh giỏi, vừa tích cực tham gia các hoạt động của Mặt trận. Tuy nhiên, hiện nay cả nước vẫn còn khoảng 13% hộ nghèo, 62 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50%, hơn 400.000 căn nhà dột nát, người nghèo hiện đang rất khó khăn về học hành, chữa bệnh... cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng xã hội, trong đó có đội ngũ DN và doanh nhân...

Bền vững nhờ TNXH

Từ truyền thống yêu nước và đạo lý "lá lành đùm lá rách" của dân tộc VN, trong suốt nhiều thập niên qua, đội ngũ DN, doanh nhân đã có những đóng góp rất lớn với xã hội, cộng đồng, đặc biệt là công cuộc xóa đói giảm nghèo theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Và ngày nay, các thế hệ DN, doanh nhân VN đã được xã hội nhìn nhận đúng với vai trò và những đóng góp cho XH. Họ được ví như những chiến sĩ thời bình, là người "đứng mũi, chịu sào" trên con thuyền kinh tế của đất nước.

Đại diện ngân hàng Đại Dương ủng hộ đồng bào nghèo Sơn La

TNXH của DN giờ đây không chỉ thể hiện ở ngay chính trong nội bộ các DN như việc chăm lo cho đời sống người lao động mà còn thể hiện ở sự quan tâm tới xã hội, cộng đồng với môi trường xung quanh. Một ví dụ tại Công ty CP Đồng Tâm - Long An, ngoài tạo việc làm ổn định cho 3.500 CBCNV và hàng nghìn lao động của hơn 3.000 cửa hàng cộng tác viên... hàng năm, DN này còn đóng góp khoảng 50 tỷ đồng cho ngân sách. Với mong muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, Đồng Tâm đã tài trợ, hỗ trợ học bổng cho hơn 5.000 học sinh, sinh viên nghèo trên cả nước... Và, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, Đồng Tâm lại đến với đồng bào nghèo cả nước với 200.000 suất quà có giá trị hơn 20 tỷ đồng.

Mỗi DN, doanh nhân có những cách thực hiện TNXH riêng của mình, nhưng nhìn chung họ đều có một tấm lòng, một chữ "tâm" trong sâu thẳm trái tim. Ông Nguyễn Anh Kết - Tổng Giám đốc Cty cổ phần Thanh Hà, một DN có nhiều hoạt động hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân ở nhiều vùng trong cả nước cho rằng, bản thân ông và DN luôn xác định  lợi ích của DN phải gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Chính vì vậy, ngoài việc đẩy mạnh sản xuất phát triển DN của mình, chăm lo các điều kiện đời sống, sức khỏe cho người lao động, ngoài nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước đầy đủ thì DN luôn quan tâm tới các hoạt động TNXH của DN cũng như công tác bảo vệ môi trường...

Một ví dụ khác tại tỉnh Lai Châu, có tới 5 trên tổng số 7 huyện, thị của tỉnh nằm trong diện 62 huyện nghèo. Hiện đã có 2 tập đoàn, là: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tập đoàn Điện lực VN (EVN) ký cam kết hỗ trợ cho các huyện này. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực VN (EVN) thẳng thắn:  "Đưa điện về nông thôn vùng sâu vùng xa thì làm gì có lãi, chỉ có lỗ mà thôi. Đối với DN thì lỗ nhưng đối với xã hội thì có lợi nên chúng tôi vẫn làm... Việc của chúng tôi làm là phải đưa điện về đến dân! Xóa nhà tạm, xây nhà bán trú, xây dựng các trung tâm dạy nghề... cho dân thì nhiều đơn vị, nhiều cơ sở có thể làm được. Nhưng đưa điện về với dân thì chắc có mỗi EVN làm là tốt nhất. Cho nên đây là thế mạnh, cũng là một trong những hạ tầng rất quan trọng để xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi đánh giá là nhiệm vụ của chúng tôi rất nặng nề nhưng cũng rất vinh dự...".

Ở một khía cạnh TNXH khác của DN, Cty cổ phần Việt Hưng lại làm được điều mà không phải DN nào cũng dám làm, đó là việc Cty này đã "dũng cảm" nhận rất nhiều trường hợp người khuyết tật vào làm việc, cũng làm việc 8 tiếng, nhưng các em khuyết tật được tính 1 h làm thêm, với mức lương tăng hơn 50% so với mức lương trong giờ. Mặc dù nghe thì có vẻ bình thường nhưng không phải DN nào cũng làm được như Việt Hưng. Bởi ai cũng biết, năng suất lao động của người khuyết tật làm sao bằng được người thường.

Hay câu chuyện cách đây vài năm,  một số DN ở TP HCM đã giúp tỉnh Trà Vinh làm hàng nghìn ngôi nhà một lúc và ở các đợt quyên góp tiền ủng hộ người nghèo, các DN, doanh nhân luôn luôn là người đi đầu. Thậm chí, có những người một lúc ủng hộ tới 17 tỷ trong một phiếu chuyển tiền giúp cho Quỹ Vì người nghèo. Nếu không có sự đồng cảm "thương người như thế thương thân",  không phải TNXH từ tâm thì  làm sao các DN lại  ủng hộ như vậy.

Còn hàng nghìn câu chuyện khác nữa mà trong khuôn khổ bài báo này không thể diễn tả hết được vai trò và trách nhiệm với cộng đồng mà các DN, doanh nhân VN đã và đang làm trong những năm qua. Nhưng tựu trung lại chúng ta đều thấy nổi lên trên hết là một tấm lòng VN, nhân cách và con người VN luôn được các DN, doanh nhân thể hiện trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Họ, những DN, doanh nhân giàu lòng nhân ái đó không chỉ biết làm giàu cho bản thân, cho xã hội mà còn có trách nhiệm với cộng đồng xung quanh.Và họ thực sự là những anh hùng thời bình đáng được ngợi ca và tôn vinh !

Thay lời kết

Vai trò của đội ngũ DN - doanh nhân trong việc xây dựng kinh tế đất nước vô cùng quan trọng và đã được cả xã hội ghi nhận. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu mỗi DN, doanh nhân đó thực sự có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng  trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào của mình.

Theo thống kê của VCCI, hiện cả nước có gần 400.000 DN đang hoạt động. Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, cả nước sẽ có khoảng 500.000 DN, để có thể phát huy hết vai trò và sức mạnh của cộng đồng DN VN cả trong và ngoài nước, rất cần một sự đồng tâm, hợp lực của các DN đề tạo nên sức mạnh "phù đổng" của DN VN. VCCI cho rằng, trong lộ trình mở cửa buộc DN, doanh nhân VN phải đương đầu với sức ép cạnh tranh từ những tập đoàn lớn có tuổi đời hàng trăm năm trên thế giới. Trong trận chiến không cân sức ấy, chỉ có trí tuệ và tinh thần VN mới giúp doanh nhân vượt qua thử thách. Cả dân tộc sẽ hậu thuẫn cho DN, tinh thần kinh doanh của cả dân tộc sẽ được khơi dậy. Và trong tinh thần kinh doanh ấy của các DN, doanh nhân, chắc chắn sẽ có cả tinh thần TNXH của DN, trách nhiệm với cộng đồng và có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước, chung tay cùng Đảng và Nhà nước trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Bên cạnh những đóng góp trực tiếp về tiền của, vật chất và tinh thần thì việc các DN mạnh dạn đầu tư vào những huyện nghèo, những địa phương còn nhiều khó khăn để tạo việc làm, thu nhập, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, đóng góp vào ngân sách địa phương phát triển công tác y tế, giáo dục cộng đồng là hoạt động hữu hiệu giúp cho công tác xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, thể hiện trách nhiệm xã hội của đội ngũ DN - doanh nhân VN. Đây chắc chắn sẽ là một việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hiện nay.

 

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đầu tư ra nước ngoài: Hướng đi và cách làm mới nâng cao khả năng cạnh tranh của Viettel
  • Quỹ đầu tư Nga muốn đầu tư vào phần mềm tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp Hàn quan tâm đầu tư vào ĐBSCL
  • Maritime Bank tài trợ 1.450 tỷ đồng cho Waseco và Becamex IDC
  • Skandy Land đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong
  • 200 doanh nhân Quảng Đông khảo sát thị trường VN
  • Vietnam Airlines tăng chuyến, vé khuyến mại giá sốc
  • Gazprom muốn thống lĩnh thị trường khí đốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao