Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dịch vụ giá trị gia tăng của nhà mạng : Rằng đông thì thật là đông...

Không chỉ có nghe/ gọi, nhắn tin, tải nhạc chuông, hình ảnh, nhạc chờ (gần đây có thêm ứng dụng “cao cấp” như internet mobile), các nhà mạng đã đưa vào khai thác nhiều dịch vụ giá trị gia tăng để tăng tính hữu dụng cho chiếc điện thoại.

Hình ảnh tải nhạc chuông trực tiếp giờ đây chỉ còn là kỷ niệm, thay vào đó là nhờ nhà mạng. Đây là dịch vụ “công nghệ thấp” nhưng vẫn còn có giá trị vì có doanh thu cao. Ảnh: Minh Phúc

Tổng cộng, các nhà mạng di động tại Việt Nam đang khai thác trên 200 dịch vụ giá trị gia tăng (không tính các ứng dụng, như internet mobile, nhắn tin…). Số lượng dịch vụ như vậy không phải là nhỏ nhưng để đến với người sử dụng điện thoại di động, con số đếm trên đầu ngón tay.

Hay thì… hay

Viettel có dịch vụ cho khách hàng trả trước được ứng tiền trước (với điều kiện chưa bị khoá một chiều) trong trường hợp tiền trong tài khoản không đủ để thực hiện vài cuộc gọi hoặc nhắn vài tin. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ được nhà mạng cho ứng 5.000đ. Để “mượn tiền”, người sử dụng bấm trên màn hình “*911#” > OK hoặc phím gọi. Sau thao tác này, trong tài khoản của khách hàng sẽ có số tiền trên. Nhà mạng sẽ trừ lại số tiền sau khi khách hàng nạp thẻ mới. Mỗi lần nạp thẻ, nhà mạng cho khách hàng được vay một lần.

Vinaphone vừa đưa vào khai thác dịch vụ Vclip. Đây là dịch vụ cung cấp cho các khách hàng sử dụng mạng Vinaphone xem những clip ở nhiều lĩnh vực: thể thao, thời sự, giải trí, ca nhạc… Để sử dụng dịch vụ này, đòi hỏi chiếc điện thoại di động phải đăng ký, cài đặt mobile internet và phải hỗ trợ tính năng video streaming. Nếu người sử dụng đăng ký dịch vụ theo tháng (có mức cước là 20.000đ, không tính cước GPRS), soạn tin nhắn theo cấu trúc “VCLIP_ON” gửi 9234. Còn nếu thỉnh thoảng mới xem, truy cập vào website: http://vclip.vn để xem clip nào tuỳ ý với nhiều mức cước khác nhau, từ 1.000 – 5.000đ/clip.

Say2Send là dịch vụ giúp các thuê bao của Vinaphone gửi tin nhắn dưới dạng lời nói tới các thuê bao khác (không phân biệt nội ngoại mạng). Muốn gởi tin nhắn thoại, chủ thuê bao bấm số 945 và số thuê bao cần gởi, sau đó bấm OK để thực hiện cuộc gọi vào hệ thống Say2Send. Khi hệ thống kết nối, thuê bao A đọc tin nhắn, hệ thống sẽ ghi lại và gởi đến thuê bao B. Khi nhận tin nhắn từ hệ thống, khách hàng, nếu là thuê bao cùng hệ thống Vinaphone, phải gọi về tổng đài qua mã 946xx để nghe tin nhắn, còn thuê bao ngoài mạng bấm 09110000xx để nghe. Trong đó, xx là số thứ tự tin nhắn. Cước gởi tin nhắn là 500đ/tin với thời lượng không quá 30 giây.

Vinaphone và Mobifone phối hợp với Nokia đang khuyến mãi dịch vụ có tên là Nokia messaging. Đây là dịch vụ dành riêng cho dòng máy của Nokia có hỗ trợ messaging. Thông qua ứng dụng Nokia messaging được cài sẵn trên chiếc điện thoại Nokia, các thuê bao mạng Vinaphone và Mobifone sử dụng các công cụ: chat, nhận và gởi email (push mail), vừa chat vừa mail, đồng bộ danh bạ… Trong thời gian này, giá gói cước được giảm 50%: chat – 4.000đ/tháng, push mail – 5.000đ/ tháng, vừa chat vừa push mail – 9.000đ/tháng.

Call keeper là dịch vụ của S-fone được đánh giá có nhiều điểm mới về tính hữu ích. Khi sử dụng dịch vụ, hệ thống “Call keeper” sẽ lưu lại toàn bộ những cuộc gọi khi máy đang ở trong trạng thái không liên lạc được. Khi bật máy trở lại, chủ máy sẽ nhận được tin nhắn SMS thông báo những cuộc gọi nhỡ, dịch vụ này còn cho phép tra cứu cuộc gọi nhỡ trên hệ thống ARS hoặc trên trang web của S-fone.

Các dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà mạng viễn thông nói chung “chưa xứng tầm” về độ tiện lợi cho người sử dụng điện thoại di động cũng như doanh thu cho nhà mạng.

FastMail là dịch vụ nhận và gửi email trên điện thoại di động của Mobifone. Khách hàng sử dụng thuê bao của Mobifone, không giới hạn dòng máy, có thể gởi và nhận email thông qua tài khoản được nhà mạng cung cấp. Ngoài chức năng trên, dịch vụ còn cho phép đồng bộ dữ liệu email từ Gmail, Yahoo! Mail, Outlook Express...

Ít người dùng

“Các nhà mạng muốn đưa nhiều dịch vụ đến người sử dụng, nhưng có thể họ chưa nghiên cứu hành vi và tâm lý của khách hàng để từ đó thiết kế những dịch vụ gần gũi và thiết thực. Nhìn qua có quá nhiều dịch vụ nhưng thử xem có được bao nhiêu dịch vụ có giá trị thực tế”, ông Bá Dũng, lập trình viên phần mềm có nhận xét. Đại diện một nhà mạng tại TP.HCM (đề nghị không nêu tên) xác nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà mạng viễn thông “chưa xứng tầm” về tiện lợi cho người sử dụng điện thoại di động cũng như giá trị doanh thu. Nhà mạng này còn cho biết thêm, doanh thu của các dịch vụ phi thoại trong năm 2010 đã tăng trưởng nhưng chủ yếu là nhờ vào các dịch vụ tồn tại từ nhiều năm trước: nhắn tin, nhạc chờ..., gần đây là internet mobile, GPRS.

Thêm một lý do để dịch vụ giá trị gia tăng chưa phát triển là quy trình thực hiện của nhiều dịch vụ phức tạp. Say2Send là một điển hình. Dù dịch vụ này lạ so với hình thức nhắn tin thông thường nhưng ở góc độ người nhận và người gởi, phải gọi cho tổng đài để được nghe tin nhắn sẽ làm người sử dụng “lười” sử dụng.

Trên 80% thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối công nghệ thấp, chỉ đủ sức thực hiện những thao tác đơn giản như: nghe và gọi, nhắn tin. Đây cũng lý do quan trọng để các dịch vụ giá trị gia tăng chưa thể phát triển như mong đợi từ các nhà mạng.

(Theo Gia Vinh/sgtt)

  • Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tự in hóa đơn
  • Đau đầu mua xe chạy phí
  • 110 doanh nghiệp nhận giải thương mại dịch vụ
  • May 10 phát triển hệ thống siêu thị M10 Mart
  • Vietnam Airlines đón hành khách thứ 12 triệu
  • Vinamilk tăng giá sữa nước thêm 3%
  • Vinaconex: Khẳng định thương hiệu mạnh
  • Chuyện đình công và bữa cơm công nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao