Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định tăng giá điện đến 11,7%

Bộ Công Thương cho biết, ban đầu giá điện định tăng đến 11,7%. Tuy nhiên, sợ ảnh hưởng đến lạm phát nên chỉ tăng 5% và mức tăng này vẫn chưa đủ bù lỗ.

Tại cuộc giao ban báo chí ngày 27/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã cung cấp một số thông tin liên quan đến việc tăng giá điện cũng như các chi phí liên quan trong kết luận mới đây về Petrolimex.

Tăng giá chưa đủ

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, ngày 20/12, giá điện tăng 5% vẫn chưa đảm bảo cho EVN có lãi trong năm 2012 cũng như chưa đưa vào các khoản lỗ trước đây. Mức tăng dự kiến ban đầu là 11,7%, nhưng sau đó Bộ đã cân nhắc giới hạn 5% vì sợ ảnh hưởng đến kiềm chế lạm phát.

Đối với đầu tư ngoài ngành của EVN, theo Thứ trưởng Vượng thì lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản khoảng 2.100 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 4,22% tổng vốn đầu tư. Cụ thể đầu tư vào bất động sản 79 tỉ đồng, Ngân hàng An Bình là 114,9 tỉ đồng, công ty tài chính điện lực 1.000 tỉ đồng. Trong đó kinh doanh bảo hiểm và bất động sản đều lỗ.

Về lương và thu nhập của cán bộ, nhân viên Công ty mẹ EVN lên đến hàng chục triệu đồng, đại diện Bộ Công Thương nói rằng: "Đơn giá tiền lương của công ty mẹ EVN là do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xem xét cho phép. Trên cơ sở này EVN tính toán quỹ tiền lương.

Mới chỉ tăng có 5%, điện sẽ còn tăng giá tiếp.

Trước đó, theo Kiểm toán nhà nước, hầu hết ở các đơn vị thuộc tập đoàn này, số lao động thực tế sử dụng thấp hơn nhiều so với số lao động định biên kế hoạch. Thêm vào đó, hệ số cấp bậc bình quân của lao động thực tế tuyển dụng đều thấp hơn nhiều hệ số cấp bậc bình quân kế hoạch theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành năm 2008. Ngoài ra, việc xây dựng định biên và đơn giá tiền lương đều chưa phù hợp.

Ngoài ra, thêm một chi tiết về tổn thất điện năng mà kiểm toán đã nêu nhưng chưa được Bộ Công Thương đưa vào báo cáo. Theo đó, tổn thất điện năng năm 2010 của EVN hơn 9,6 tỉ kWh, tỉ lệ tổn thất là 10,15%, tăng 0,58% so với năm 2009. Trong đó tổn thất sản lượng khâu truyền tải là 2,8 tỉ kWh, tỉ lệ tổn thất là 3,13 %, tăng 0,27%. Khâu phân phối là 6,8 tỉ kWh, tỉ lệ tổn thất 7,26%, tăng 0,03%.

Như vậy, nếu xét chỉ tiêu hạ mức tổn thất chung đến năm 2010 chỉ còn 8% theo Quyết định 276 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện thì mục tiêu này EVN không thực hiện được. Hay nói đúng hơn là EVN đã làm thất thoát một khoản chi phí chênh lệch hơn 2%.

Petrolimex chi hoa hồng theo thực tế?

Theo Thứ trưởng Vượng, năm 2008 Petrolimex kinh doanh xăng dầu lỗ hơn 11.000 tỉ đồng. Trong năm đó, nhà nước phải bù lỗ bằng việc rút ngân sách bù lỗ mặt hàng dầu hơn 10.000 tỉ đồng, Bộ Tài chính tạm ứng hơn 1.800 tỉ đồng. Với sự trợ giúp đó, Petrolimex lãi 642 tỉ đồng.

Riêng năm 2009 kinh doanh xăng dầu lãi 2.660 tỉ đồng, năm 2010 lỗ 172 tỉ đồng và 9 tháng năm 2011 đơn vị này kinh doanh xăng dầu lỗ 2.134 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, giai đoạn từ 1/7 đến 26/8 /2011đơn vị này lãi hơn 130 tỉ đồng. Thậm chí lợi nhuận kế toán trước thuế 6 tháng lỗ khoảng hơn 1.300 tỉ đồng thế nhưng Petrolimex đã báo cáo vống lên là lỗ đến hơn 1.800 tỉ đồng

Về khoản định mức đại lý mà Petrolimex chi vượt 516,1 tỉ đồng. Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, ngày 7/4/2011, Bộ Tài chính gửi công văn đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến góp ý chỉnh sửa một số quy định chi phí định mức trong Thông tư 234 về cơ chế quản lý sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Cụ thể, chi phí bán lẻ bình quân các địa bàn của vùng 1 đối với xăng, dầu diezel và dầu hoả tối đa là 860 đồng/lít (mức cũ 600 đồng), mazut 500 đồng/kg (mức cũ 400 đồng). Tiếp đến, ngày 27-4 Bộ Công Thương đã có công văn phản hồi thống nhất nâng mức chi phí tối đa như trên.

Bộ Công Thương cho biết, đối với các địa phương có địa bàn thuận lợi như Hà Nội kiến nghị mức thù lao tối thiểu cho đại lý là 300 đồng/lít, TP.HCM là 500 đồng/lít. Đối với địa bàn khó khăn mức thù lao cao hơn như Hà Tĩnh kiến nghị thù lao 1.000 đồng/lít mới có lãi.

"Việc chậm sửa đổi định mức đã gây khó khăn phân phối. Bộ Công Thương phải yêu cầu Petrolimex chấp nhận lỗ để duy trì hệ thống và không tính khoản chi vượt định mức quy định vào giá xăng". Thứ trưởng Vượng giải thích.

(VEF)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao