Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN xuất khẩu “ngóng” giải pháp cụ thể

Tại thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đều khẳng định, việc xuất khẩu hàng hoá gặp nhiều khó khăn hơn so với cùng kỳ năm ngoái và cùng đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục có nhiều biện pháp hỗ trợ cụ thể khi chủ trương của Chính phủ đã có.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Hưng Yên cho biết, đối với các mặt hàng may gia công, thời điểm này của mọi năm đang là mùa “trái vụ”, các đơn hàng ít hơn những tháng khác trong năm. Năng lực sản xuất của các dây chuyền trong Công ty chỉ đạt 60% công suất và sẽ chỉ trở lại mức ổn định vào khoảng tháng 4.

Tuy nhiên, trong năm nay, trước áp lực của tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn, nhiều khả năng đến tháng 4, DN cũng khó có thể có nhiều đơn hàng như năm trước. “Với các DN gia công xuất khẩu có uy tín, việc sụt giảm đơn hàng sẽ xảy ra, nhưng không nhiều bằng các DN nhỏ, không có thương hiệu.

Trong bối cảnh sức mua thị trường giảm, người đặt hàng chỉ đặt 70% so với trước thì con số này sẽ được giao cho các nhà làm gia công có uy tín, còn những DN khác chắc chắn sẽ bị rút đơn hàng”, ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, một số DN cùng lĩnh vực trên địa bàn Hưng Yên đã tuyên bố phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do không có đơn hàng.

Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, các đơn hàng xuất khẩu của Hapro tại thời điểm này vẫn có, nhưng số lượng không nhiều như mọi năm. Nguyên nhân là do sức mua của nhiều thị trường, đặc biệt là Mỹ và châu Âu giảm mạnh.

Thực tế này cũng xảy ra với các DN khác trong ngành nông sản khi đại diện Hiệp hội DN rau quả Việt Nam cho rằng, sản phẩm đầu tiên mà người tiêu dùng các nước cắt giảm chính là rau quả nên các DN trong nước sẽ gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp.
Đại diện của Hiệp hội Cà phê và Hiệp hội Lương thực cũng cho biết, thực tế khó khăn từ sức mua của thị trường giảm cộng với giá các mặt hàng gạo, cà phê... đang giảm mạnh, khiến cho các DN trong nước khó khăn hơn khi tìm kiếm thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

Để đối phó với tình trạng này, các DN đang cố gắng giữ được các khách hàng cũ và nỗ lực tìm thêm được khách hàng mới. Tuy nhiên, theo các DN xuất khẩu, khi Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ, các cơ quan chức năng cần cụ thể bằng biện pháp cụ thể, trực tiếp. Theo ông Dương, hiện tại tiêu chí DN nhỏ và vừa được hưởng hỗ trợ phải có lao động ít hơn 300 người đang làm khó các DN gia công may, bởi những DN trong lĩnh vực này cần được hỗ trợ hơn, nhưng lại thường có số lao động lớn hơn tiêu chí này nhiều. “Với quy định trên, thì các DN gia công may mặc lại không được hưởng sự hỗ trợ từ chính sách trợ giúp của Chính phủ”, ông Dương nói.

Bên cạnh đó, các DN đang gặp thêm khó khăn bởi theo quy định mới thì bảo hiểm xã hội DN phải đóng từng tháng (trước đây đóng từng quý), trong khi đơn hàng gia công xuất khẩu phải sau 45 ngày mới được thanh lý. Lý do này khiến cho DN đã thiếu nguồn lực sản xuất lại phải “gồng” mình hơn nữa. Ông Dương kiến nghị, cơ quan chức năng cần có sự linh hoạt nhằm trợ giúp cho DN hoạt động dễ hơn.

Còn theo ông Sơn, các DN xuất khẩu mong muốn được hỗ trợ mạnh hơn về lãi suất cho vay để mua hàng tạo nguồn xuất khẩu. Đây là sự hỗ trợ quan trọng để các DN có được lợi thế cạnh tranh về giá trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Ông Sơn cũng cho rằng, các DN thời gian qua đã rất tích cực trong công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường.

Tuy nhiên, ở thời điểm này, Nhà nước cần đầu tư mạnh hơn nữa cho DN trong công tác xúc tiến thương mại, nhất là vào các thị trường mới là Trung Đông và châu Phi. “Vào thời điểm khó khăn như hiện nay, chỉ có đi lại giao dịch nhiều DN mới mong tìm thêm được thị trường cho xuất khẩu. Do đó, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước về vấn đề quỹ xúc tiến thương mại cho DN”, ông Sơn nói.

Liên quan tới chính sách về tỷ giá, ông Dương kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn nữa trong việc điều chỉnh tỷ giá. “Các nước trong khu vực đã để tỷ giá đồng tiền dao động rất lớn trong khi chúng ta chưa thực sự mạnh dạn thực hiện điều này. Chi phí lương cho người lao động của các DN gia công là rất lớn, nên nếu tỷ giá được nâng lên thì DN sẽ có nguồn nội tệ ổn định để trả lương cho người lao động (trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm). Điều này sẽ có tác dụng lớn trong việc giữ chân người lao động, ổn định nguồn nhân lực cho DN”, ông Dương phân tích.

Các DN trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản (gạo, cà phê...) cũng kiến nghị cần được hỗ trợ trong việc thu mua nông sản tập trung bởi đặc thù của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, trong khi DN lại xuất khẩu hàng quanh năm. Việc hỗ trợ này giúp cho nguồn hàng xuất khẩu được duy trì ổn định và người nông dân được lợi hơn về giá hàng hoá do không bị ép giá.

( Theo báo Đầu tư )

  • Doanh nghiệp tự tin vượt khó
  • Doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành không quá 30%
  • Toyota lỗ sau hơn nửa thế kỷ
  • Đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng
  • CEO của 8 ngân hàng Mỹ giải trình trước Thượng viện
  • Panasonic lao đao
  • CEO Lenovo từ chức
  • Thua lỗ kỷ lục, Motorola chuẩn bị tìm "tướng" mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao