Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp tự tin vượt khó

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2009 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp ở TP Cần Thơ tự tin sẽ vượt qua khó khăn để ổn định phát triển.

TÍN HIỆU VUI

Gặp nhau trong dịp đầu năm mới, ông Nguyễn Phú Thọ, Giám đốc Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ, phấn khởi báo tin vui: “Chúng tôi đã có được hợp đồng sản xuất 40 triệu bao bì các loại, đảm bảo ổn định việc làm cho hơn 330 lao động trong cả năm 2009”. Trước đây, khi còn là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Sadico Cần Thơ đã từng đứng bên bờ vực phá sản với số nợ trên 200 tỉ đồng. Vậy mà chỉ sau 18 tháng đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp này đã hồi sinh và trên đà phát triển. Năm 2008, Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ đạt được mức lợi nhuận sau thuế 17,5 tỉ đồng. Ngoài mức thu nhập bình quân 2,2 triệu đồng/người/tháng, lực lượng lao động còn được chia cổ tức với tỷ lệ 15%. Ông Nguyễn Phú Thọ nói: “Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm qua là động lực để tất cả cán bộ-công nhân viên cùng có mặt vào ngày mùng 6 Tết. Chúng tôi đang phấn đấu sẽ trả xong nợ trong 3 năm tới để bước vào giai đoạn phát triển mới”.

Còn ông Lê Ngọc Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Tây Đô, cũng rất lạc quan về triển vọng sản xuất kinh doanh trong năm 2009. Ông Lê Ngọc Anh cho biết: Khu vực ĐBSCL chủ yếu sản xuất các mặt hàng như lúa gạo, tôm cá nên ít bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế. Mặt khác, Chính phủ đang triển khai thực hiện các gói kích cầu trị giá hàng chục ngàn tỉ đồng nên sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ bản. Từ những phân tích trên, Công ty cổ phần Xi măng Tây Đô đang phấn đấu thực hiện kế hoạch tăng trưởng từ 15% đến 20% so với năm vừa qua. Được biết, năm 2008 Công ty cổ phần Xi măng Tây Đô đạt tỷ lệ lợi nhuận sau thuế lên đến 30% trên tổng vốn điều lệ. Tại buổi tiếp Chủ tịch UBND thành phố vào sáng ngày 2-2-2009, ông Lê Ngọc Anh đã quyết định tặng 10 căn nhà tình nghĩa với tổng trị giá 250 triệu đồng cho các đối tượng chính sách thông qua sự phân phối của UBND thành phố.

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty cổ phần Cơ khí Điện máy Cần Thơ vẫn đạt được bước phát triển khá với mức lợi nhuận sau thuế hơn 2,4 tỉ đồng. Nhờ đó, khoảng 140 lao động của doanh nghiệp này có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng, tăng 100.000 đồng so với năm 2007; các cổ đông thì được chia cổ tức 12% trên vốn điều lệ. Ngoài các sản phẩm cơ khí, bao bì, Công ty Cơ khí Điện máy Cần Thơ đang cung cấp cho thị trường ĐBSCL nhiều loại khí công nghiệp và cung cấp ô xy y tế cho 14 bệnh viện trong vùng.

NHỮNG THÁCH THỨC

Trong năm 2008, gần 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn TP Cần Thơ làm tốt nhiệm vụ, góp phần tiêu thụ cá tra nguyên liệu cho thành phố và một số tỉnh vùng ĐBSCL. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu cho TP Cần Thơ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cũng đã bị “đuối sức” do tác động bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác... Mặt khác, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL bị thu hẹp trong năm 2009, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đứng trước thách thức mới là thiếu cá tra nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Để giải bài toán nói trên, một số doanh nghiệp đang thực hiện giải pháp đẩy mạnh tiết kiệm trong nhiều khâu như: quản lý, sản xuất... Ông Võ Đông Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ và ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã có cùng ý kiến: “Ngoài những nỗ lực của doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp và ổn định để tự tổ chức nuôi và thu mua cá tra của nông dân phục vụ chế biến xuất khẩu”.

Bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, cho rằng: Cơ sở hạ tầng giao thông ở ĐBSCL ngày càng hoàn thiện là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh hơn. Khi ấy, các doanh nghiệp ở địa bàn TP Cần Thơ vừa có điều kiện thuận lợi để thu hút chất xám nhưng đồng thời cũng dễ bị “chảy máu” chất xám. Vì vậy, bà Phạm Thị Việt Nga đề nghị UBND thành phố nên có chính sách giúp doanh nghiệp chăm lo nhà ở cho công nhân. Trong số khoảng 2.000 lao động có việc làm ổn định tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang thì có đến khoảng 600 người đang gặp khó khăn về nhà ở.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng năm 2009 là năm đan xen những cơ hội và thách thức, do đó, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước sẽ sớm thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn, chăm lo đời sống cho lực lượng lao động.

  • DN xuất khẩu “ngóng” giải pháp cụ thể
  • Doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành không quá 30%
  • Toyota lỗ sau hơn nửa thế kỷ
  • Đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng
  • CEO của 8 ngân hàng Mỹ giải trình trước Thượng viện
  • Panasonic lao đao
  • CEO Lenovo từ chức
  • Thua lỗ kỷ lục, Motorola chuẩn bị tìm "tướng" mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao