Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh...nguy hiểm

Cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong bảo hiểm phi nhân thọ.
Nhiều căn bệnh cũ của thị trường bảo hiểm đã được kê đơn cạnh tranh nhau theo kiểu giảm phí vô tội vạ, trả hoa hồng sai quy định; tăng chi phí hỗ trợ đại lý để giành giật "thượng đế" đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nào được đưa ra.
 

Bệnh cũ nặng thêm

Theo Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Điều này được thể hiện rõ qua việc các doanh nghiệp đua nhau giảm phí để cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhất là trong các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, thân tàu.

Việc giảm phí là vì cái lợi trước mắt của doanh nghiệp, nhưng nó để lại hậu quả lâu dài cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Một hậu quả mà nhiều khách hàng phải kêu trời là tình trạng doanh nghiệp bồi thường chậm, thời gian kéo dài so với luật định. Để nhận được tiền bồi thường, không ít khách hàng bị "hành" đủ đường, nên chữ tín của doanh nghiệp bị "mòn" đáng kể trong con mắt "thượng đế".

Qua giám sát của Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm, vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm cam kết bồi thường cho khách hàng theo đúng quy tắc điều khoản. Phần lớn doanh nghiệp chỉ chú trọng khai thác thị trường để tăng doanh thu, tăng thị phần, nhưng chưa chú ý đến chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó còn có xu hướng các dịch vụ xấu được chuyển tái bảo hiểm cho thị trường trong nước với điều kiện bảo hiểm và giá không thuận lợi hơn so với chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài ngày càng phổ biến. Tình trạng doanh nghiệp trả hoa hồng cho đại lý sai qui định qua các hình thức như trả khi chưa đủ điều kiện, không đúng đối tượng còn diễn ra phổ biến.

Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm tiết lộ, để giành giật đại lý, không ít doanh nghiệp còn tăng chi phí hỗ trợ đại lý, tăng chi phí khai thác thị trường. Điều này dẫn đến chi phí của các doanh nghiệp tăng, khiến tỷ suất lợi nhuận đạt được có chiều hướng giảm; đáng báo động là hành vi trục lợi bảo hiểm vẫn có xu hướng tăng, nhất là đối với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người.

Bốc thuốc

Để dần lành mạnh hóa thị trường, Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm đang triển khai nhiều biện pháp, trong đó chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh về bảo hiểm; gấp rút hoàn thiện Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm; chuẩn bị các điều kiện để sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, nhằm tăng tính công bằng, minh bạch trên thị trường bảo hiểm.

Hành lang pháp lý dù đầy đủ, chặt chẽ đến mấy, mà nếu doanh nghiệp không tự giác thực thi thì khó khắc phục được những "căn bệnh" đang có chiều hướng nặng thêm trên thị trường bảo hiểm. Bởi vậy, một chuyên gia ở Học viện Tài chính cho rằng sắp tới, cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các hình thức kiểm tra đột xuất.

Khi phát hiện sai phạm cần mạnh tay xử lý để doanh nghiệp thấy rằng cái lợi mà họ thu được từ việc kinh doanh vi phạm không thấm gì so với mất mát về tiền của, giá trị thương hiệu khi bị xử phạt. Nếu không làm được điều này, khó đánh giá được doanh nghiệp nào làm ăn tử tế, doanh nghiệp nào kinh doanh "chộp giật".

Chủ tịch Hiệp hội vận tải taxi Hà Nội Đỗ Quốc Bình cho rằng cánh cửa của thị trường bảo hiểm trong nước ngày càng mở rộng cho doanh nghiệp nước ngoài. Bởi vậy, nếu doanh nghiệp trong nước không sớm tạo bước đột phá trong cung cách quản trị doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, thì nguy cơ bị "nuốt" trên sân nhà ngày càng rõ ràng. Đơn cử như trong thiết kế sản phẩm, rất nhiều sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp nước ngoài có tính ưu việt cao mà doanh nghiệp trong nước chưa có.

Theo ông Bình, đối với bảo hiểm xe cơ giới, nhiều nước đưa ra sản phẩm những người càng gây tai nạn giao thông nhiều, càng phải mua bảo hiểm với chi phí đắt hơn gấp nhiều lần so với người ít hoặc không gây tai nạn. Điều này không chỉ giúp thị trường bảo hiểm phát triển, mà còn góp phần giảm tai nạn giao thông rõ rệt. "Việt Nam có điều kiện để áp dụng sản phẩm này", Chủ tịch Hiệp hội vận tải taxi Hà Nội khẳng định./.

( Theo TTXVN)

  • Đơn hàng của Boeing giảm mạnh trong tháng 3
  • May 10 mở chuỗi cửa hàng may đo thời trang
  • Mật pháp của sự thành công
  • VRG đầu tư gần 5.000 tỉ đồng ngoài cao su
  • GM và Chrysler vẫn "ngập" trong khó khăn?
  • CEO của GM bị buộc phải từ chức
  • 1 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất methanol
  • Kỳ vọng PNJ!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao