Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó

 Kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng và đang tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những nguy cơ làm chậm đà phục hồi kinh tế. Các chuyên gia cho rằng, để phát triển vững chắc, doanh nghiệp hãy chọn giải pháp chủ động ứng phó.

Nhiều yếu tố tăng chi phí

Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2010 có khá nhiều yếu tố tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Thứ nhất, nhiều chính sách mới của Nhà nước có hiệu lực từ đầu năm 2010 như: Chính quyền tỉnh, thành phố điều chỉnh khung giá đất, có nơi tăng từ 20- 30% sẽ ảnh hưởng tới giá bất động sản, tới chi phí khấu hao tài sản cố định là nhà cửa, quyền sử dụng đất và chi phí thuê văn phòng…

Việc Nhà nước bỏ hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn (4%) và tăng lãi suất cơ bản làm tăng chi phí vay vốn. Các chính sách ưu đãi về phí và thuế giá trị gia tăng với nhiều nhóm mặt hàng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong năm 2009 không còn được áp dụng trong năm 2010 sẽ làm tăng chi phí vật tư, chi phí lao động của DN…

Thứ hai, một số ngành đang bị kìm giữ giá phục vụ cho chính sách điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, sang năm 2010 có khả năng tăng giá sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền tới cả nền kinh tế như: giá điện, than, nước sinh hoạt, giá vận tải, dịch vụ…

Thứ ba, những tác động do độ trễ của chính sách đã triển khai từ năm 2009, đặc biệt là nhiều khoản vốn của năm 2009 sẽ tiếp tục được giải ngân trong năm 2010 có thể là nguyên nhân tăng giá, hoặc tác động đến chi tiêu của năm 2010. Thứ tư, trong bối cảnh suy giảm và sau suy giảm kinh tế, nhiều DN phải cơ cấu lại, chuyển hướng kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, mặt hàng mới và thị trường mới, do đó sẽ phát sinh không ít chi phí, trong đó có cả những chi phí thử nghiệm và quảng bá.

Tuy nhiên, trong năm 2010 cũng có những yếu tố rất thuận lợi cho DN. Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO và một số hiệp định kinh tế song phương và khu vực, từ năm 2010, thuế nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và thuế xuất khẩu vào các nước sẽ giảm xuống mức thấp, thậm chí có mặt hàng giảm xuống 0%. Việc Chính phủ cam kết giảm đáng kể nhiều thủ tục hành chính sẽ giúp DN giảm nhiều chi phí.

TS. Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nếu Chính phủ thực hiện được việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính thì tỷ lệ tổng vốn đầu tư xã hội so với GDP có thể duy trì ở mức 40-41%, thấp hơn năm 2009 (42,3%) mà vẫn đạt được mục tiêu tăng GDP là 6,5%, qua đó giảm đầu tư từ ngân sách Nhà nước, giảm bớt sức ép lên cân đối vĩ mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Doanh nghiệp hãy chọn thế chủ động

PGS. TS Đặng Văn Thanh, chuyên gia cao cấp của Quốc hội cho rằng, để đối phó với những yếu tố tác động đến tổng chi phí hoạt động kinh doanh, DN phải tìm cách giảm chi phí biến đổi, tăng khối lượng sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại mặt hàng sản phẩm.

TS. Vũ Viết Ngoạn lưu ý, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi nhưng ở mức độ khá khiêm tốn, thêm nữa, các nước lại gia tăng xu hướng bảo hộ, hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp khó khăn, vì vậy, khai thác thị trường trong nước là một ưu tiên đặc biệt của các DN.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, trước đây, để đối phó với suy giảm kinh tế toàn cầu, DN đã chọn giải pháp ứng phó thụ động như: cắt giảm chi phí, giảm quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm, hiện nay khi nền kinh tế trong và ngoài nước có dấu hiệu phục hồi, DN hãy chuyển sang hướng chủ động bằng cách: đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến quy trình sản xuất; đổi mới cách thức quản lý; thay đổi ngành, nghề sang công nghệ cao hơn; phát triển thị trường mới; hợp nhất với các doanh nghiệp khác; huy động thêm vốn từ nhiều nguồn.

Ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, để người lao động luôn sát cách cùng DN, DN hãy chú ý xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà, ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công.

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế quốc tế và những khó khăn nội tại của nền kinh tế khiến cho những giải pháp chính sách có thể phải thay đổi so với dự kiến. Vì thế, DN phải có những phương án lường trước những thay đổi của chính sách để không bị ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh./.

 

(VOV)

  • Toyota thiệt hại khoảng 2 tỉ đô la Mỹ do thu hồi xe
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về kinh doanh
  • Apple - Google: Từ đồng minh trở thành đối thủ
  • Nhà máy thuộc da sinh học hoạt động
  • Doanh nghiệp xây dựng sẽ được bù trượt giá
  • Tập đoàn CMC đầu tư 200 tỷ đồng vào hạ tầng viễn thông
  • Saigontourist sẽ lập công ty liên doanh ở Campuchia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao