Đây là một phần lý do mà nhiều doanh nghiệp tham dự Hội nghị Hội đồng hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, hoạt động kinh doanh của họ trong đầu năm 2010 vẫn cần sự hậu thuẫn lớn từ Chính phủ.
Đơn hàng nhiều nhưng cẩn trọng
Đơn hàng xuất khẩu dệt may ngay từ đầu năm đã rất nhiều, riêng hai thị trường chính là EU và Mỹ thì tăng đột biến. Đó là thuận lợi vì sẽ không lo thiếu nguồn hàng như năm trước, khả năng lựa chọn đơn hàng, cơ hội để đàm phán về giá với các đối tác sẽ tăng lên...
Bà Ninh Thị Ty - Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Hồ Gươm |
Nhưng trong lúc này, các nguyên liệu đầu vào khác như xăng dầu, vận tải, điện…, rồi lương công nhân, bảo hiểm đều tăng. Có thể nói là thuận lợi cũng trở nên vừa phải vì doanh nghiệp sẽ buộc phải tính toán khả năng đáp ứng các đơn hàng, tránh tình trạng từ chỗ đói đơn hàng, thấy đơn hàng nào cũng nhận để rồi “bội thực”, không kham nổi hoặc không cân nhắc tới bài toán chi phí.
Trong bối cảnh này, vấn đề đau đầu với chúng tôi là đảm bảo cho mức lương của người lao động đủ bù đắp cuộc sống. Như vậy, tăng lương là không đủ. Chúng tôi đang triển khai kế hoạch đầu tư công nghệ, khai thác cơ hội phát triển đơn hàng complet nam, chủng loại hàng hoá yêu cầu kỹ thuật cao nhất trong ngành may, để nâng cao giá trị hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động thay vì chỉ cạnh tranh trong đơn hàng giá rẻ.
Việc tăng chủ động về nguyên liệu nội địa (từ 37% năm 2008 và 40% năm 2009 lên 50% vào năm 2010) và chủ động về thiết kế sẽ là bước đi vững chắc trong năm 2010 để ngành dệt may chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Giá cả đang làm khó ngành xây dựng
Ông Ngô Văn Chăm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) |
Chúng tôi chưa có ý định tăng giá các sản phẩm xây dựng của mình, nhưng giá cả đầu vào thì đều đã rục rịch tăng. Khi xăng dầu, điện, rồi đến xi măng, sắt thép tăng giá thì đương nhiên giá thành xây dựng sẽ tăng. Đây là một khó khăn lớn cho ngành xây dựng trong năm nay.
Cũng phải nói thêm rằng, năm ngoái, ngành xây dựng đạt được mức tăng trưởng tốt phần lớn nhờ vào gói kích cầu của Chính phủ. Có thể nói, với gói kích cầu của Chính phủ, với mục tiêu tăng đầu tư vào xây dựng, hạ tầng…, các doanh nghiệp ngành xây dựng được hưởng lợi rất nhiều.
Như vậy, yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngành năm nay không còn, cộng với đó là tình hình kinh tế - xã hội có phục hồi, nhưng chưa vững chắc đang là những thách thức lớn cho các kế hoạch năm nay trong lĩnh vực xây dựng của UDIC.
Ông Nguyễn Hữu Sự - Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệpnhỏ và vừa TP. Hà Nội |
Với những ghi nhận về tình hình hiện tại, thì chúng tôi cũng đang khá lo ngại về những ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ khó phát triển thị trường
Giá cả thị trường, chi phí vốn vay tăng cao thường tác động ngay lập tức tới hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Hơn thế, do thiếu hệ thống phân phối, thiếu tính liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối và sản xuất, nên bản thân các doanh nghiệp sản xuất luôn phải chịu những chi phí lớn trong hoạt động quản lý, bán hàng, marketing, trong khi hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa cao.
Chính sự thiếu hụt trong hệ thống phân phối cũng khiến khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước của các doanh nghiệp sản xuất bị hạn chế, thậm chí là các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng lại níu áo nhau ngay tại sân nhà.
Có lẽ khi khả năng tự liên kết của các doanh nghiệp chưa cao, Chính phủ cần có cơ chế thúc đẩy, tạo điều kiện đốc thúc cho các liên kết trong phân phối - sản xuất và tiêu dùng nội địa phát triển thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ các liên kết này.
(Theo Khánh An // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com