Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ các thị trường mới

Ngay trong những ngày đầu tháng 4, hàng hóa Việt Nam đã có bước khởi động ấn tượng tại thị trường ngoài nước thông qua Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar và Campuchia. Đây cũng chính là các cơ hội tốt để DN trong nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Một gian hàng Việt Nam trong Hội chợ "Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và xuất khẩu 2010" lần thứ 9 tại  Camphuchia. Ảnh: TTXVN

Myanmar- thị trường mới tiềm năng

Từ ngày 3 - 6/4, “Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar 2010” lần đầu tiên được Bộ Công Thương tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa qua. Đây là hội chợ lớn nhất của Việt Nam tại Myanmar từ trước tới nay.

Hội chợ nhằm kết nối giao thương giữa DN hai nước trong các lĩnh vực: may mặc, giày da, mỹ phẩm, dược phẩm, cơ khí, điện, điện tử, hóa chất, nguyên liệu và thực phẩm chế biến, các sản phẩm nhằm xúc tiến hợp tác và đầu tư tại Myanmar.

71 DN Việt Nam đã trưng bày các sản phẩm hàng hóa “Made in Vietnam” tại hàng trăm gian hàng với nhiều chủng loại phong phú thuộc các lĩnh vực may mặc, da giày, mỹ phẩm, cơ khí, điện, điện tử, hóa chất, nguyên liệu và thực phẩm chế biến… Hàng nghìn lượt khách đã tới tham quan và mua sắm tại hội chợ.

Những năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu một số mặt hàng sang Myanmar, song thị phần hàng hóa của ta vẫn còn thấp so với dung lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự của bạn từ các nước khác, ví dụ: sản phẩm điện và điện tử (chỉ chiếm 0,5%), nguyên phụ liệu may mặc (1,3%), thép các loại (1,4%), chất dẻo và sản phẩm chất dẻo (0,2%), hoá chất (0,4%), hàng công nghiệp thực phẩm (1,6%).

Myanmar có nhu cầu rất lớn với nhiều sản phẩm khác nhưng DN Việt Nam vẫn chưa thâm nhập sâu được thị trường này như: thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, xăm lốp các loại, đồng hồ đo điện, phụ tùng các loại, vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phân bón các loại, nông - ngư cụ...

Do đó, Hội chợ là cơ hội rất tốt mà các DN Việt Nam cần nắm bắt và tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu sang Myanmar.

Khẳng định Thương hiệu Việt trên đất nước Chùa Tháp

Sau 8 năm đưa hàng Việt Nam sang Campuchia, "Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và xuất khẩu 2010" lần thứ 9 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Phnom Penh do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức vừa diễn ra.

200 DN, trong đó có 135 DN hàng Việt Nam chất lượng cao và 65 DN kinh doanh xuất khẩu với 340 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như thực phẩm chế biến, công nghệ phẩm, dệt may, da giày, hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng….

Sáng 4/4, tại Phnom Penh, đã diễn ra cuộc kết nối giao thương giữa 100 nhà phân phối - đại lý của Campuchia với 100 nhà sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao cùng với 100 thương nhân Việt Nam. Đây cũng là cơ hội trực tiếp gặp gỡ, đàm phán với các đối tác thương mại và đầu tư của nước bạn Campuchia.

Khoảng cách từ TP Hồ Chí Minh sang Phnom Penh khoảng 240km, hàng hóa có thể vận chuyển trong ngày nên một số mặt hàng thực phẩm giữ được độ tươi ngon do đó, đây là lợi thế lớn của hàng hóa Việt Nam.

Từ hơn 8 năm nay, thông qua Hội chợ HVNCLC người tiêu dùng Campuchia càng thêm tin tưởng hàng Việt. Mấy năm gần đây, các sản phẩm có “kèm logo bông lúa” (cách người Campuchia gọi logo Hàng VNCLC) được người tiêu dùng Campuchia chọn dùng đã hỗ trợ việc mở mạng lưới phân phối hàng Việt không chỉ có ở Phnom Penh mà đã lan rộng về các tỉnh, thành khác của Campuchia.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là mì ăn liền, sản phẩm nhựa, thuốc lá, bánh kẹo, ngô giống, hàng gia dụng, rau quả và nhập khẩu từ Campuchia các loại nguyên liệu phục vụ ngành may, phụ tùng ôtô, gỗ, cao su.

Trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia có kim ngạch cao và chiếm lĩnh được thị phần lớn là sắt thép xây dựng, máy móc phục vụ nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng nông sản chế biến, xăng dầu tái xuất,…

Ông Yeav Kim Hean, Tham tán Thương mại Vương quốc Campuchia tại Việt Nam khẳng định: “Một thuận lợi quan trọng là người dân Campuchia nay đang chuyển hướng tiêu dùng sản phẩm hàng hóa Việt Nam, dù trước đó họ vốn quen dùng hàng Thái”.

Cách chinh phục thị trường

Với các thị trường lớn và khó tính như EU hay Hoa Kỳ, các DN Việt Nam cũng đã tìm ra con đường “chinh phục” mới để tránh được tối đa các bất lợi về rào cản thương mại, kỹ thuật.

Bà  Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình An (Bianfishco) cho biết, khi tiếp tục theo đuổi kế hoạch đưa thương hiệu cá tra Việt Nam vào thị trường bán lẻ Hoa Kỳ thì mấu chốt quan trọng nhất là DN đã chọn hình thức phân phối lẻ.

Theo bà Hiền, khi Bianfishco cung ứng sản phẩm sang 27 nước châu Âu nhưng mỗi tháng DN chỉ giao từ 100 - 120 container dù nhà nhập khẩu có quy mô lớn cách mấy cũng giao không quá 5 container.

Chính nhờ cách làm này mà khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Bianfishco vẫn phát triển vượt bậc, chẳng những giữ được các nhà nhập khẩu cũ mà còn mở rộng thêm nhiều thị trường mới. Kinh nghiệm thương trường của Bianfishco là “bán lẻ” để chia đều rủi ro.

Lần này xâm nhập thị trường bán lẻ Hoa Kỳ, Bianfish cũng áp dụng cách này: bán hàng ở rất nhiều tiểu bang nhưng chỉ giao mỗi nơi khoảng 2 container mỗi đợt. Chính cách bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng nên thương hiệu của Bianfishco đã lan tỏa nhanh chóng trên khắp đất nước Hoa Kỳ và dĩ nhiên DN thu hồi được vốn nhanh hơn.

Đây có thể coi là ví dụ điển hình cho thấy các DN Việt Nam luôn sáng tạo, tìm được con đường vượt các “rào cản” trong thương mại.

(Theo  Công Trí // Tin Chín phủ)

  • FPT Telecom nâng băng thông dịch vụ internet cáp quang
  • Sửa Luật Lao động: “Nóng” chuyện tiền lương và quan hệ lao động
  • Cá bé nuốt cá lớn
  • Hậu xã hội hóa công viên ở Kiên Giang: Doanh nghiệp chịu rủi ro
  • Cú lừa ngoạn mục từ chiêu hàng điện máy giá 'sốc'
  • Trái chiều quan điểm về chuyển nhượng cổ phần VietJet Air
  • Ngọc trai Phú Quốc: “Vào rừng vẫn khó kiếm gỗ chuẩn”
  • "Ngược đời" với 3G MobiFone
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao